Hiện nay, một cá nhân muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh sẽ có ý định thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh. Đây là 2 loại hình doanh nghiệp rất phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người chưa nắm rõ được 2 loại hình này. Bài viết này sẽ giúp Quý khách hiểu được sự khác biệt giữa Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp, những ưu và nhược điểm để Quý khách có thể lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình.
I. KHÁI NIỆM
a) Hộ kinh doanh
Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của Luật doanh nghiệp 2014 quy định khái niệm Hộ kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2014 như sau “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
b) Doanh nghiệp
Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu khái niệm về doanh nghiệp là “là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
II. PHÂN BIỆT CƠ BẢN GIỮA HỘ KINH DOANH (HKD) VÀ DOANH NGHIỆP (DN)
- Về thủ tục đăng ký:
+ HKD: Dễ dàng khi chỉ thực hiện nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện/ quận
+ DN: Phức tạp khi cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ công ty (điều lệ), nộp tại Sở kế hoạch & đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính
- Hình thức đăng ký thành lập ban đầu của hộ kinh doanh đơn giản hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn.
- Về cách quản lý hoạt động:
+ HKD: Dễ dàng, dựa trên các quy định cơ bản , quản lý trực tiếp từ người chủ hộ kinh doanh
+ DN: Quản lý dựa trên điều lệ, nhiều thành viên nên cần bỏ phiếu và họp để đưa ra những quyết định
- Theo đó, các quyết định của doanh nghiệp đưa ra cần phải thống nhất các ý kiến của thành viên. Nên sẽ có sự quản lý, trách nhiệm giữa các thành viên hơn là hộ kinh doanh.
- Xuất hóa đơn:
+ HKD: Phải đăng ký mua hóa đơn VAT tại UBND nếu muốn xuất
+ DN: Xuất hóa đơn điện tử dễ dàng
- Hiện nay, việc xuất hóa đơn điện tử là rất phổ biến nên việc HKD không sử dụng được hóa đơn này là một hạn chế lớn.
- Số lượng lao động;
+ HKD: Tối đa được 10 người
+ DN: Đối với công ty cổ phần thì không giới hạn thành viên, công ty TNHH 2 thành viên thì tối đa được 50 người.
- Có thể thấy, mô hình doanh nghiệp thì số lượng thành viên trong tổ chức kinh doanh vượt trội hơn so với hộ kinh doanh.
- Thuế thu nhập:
+ HKD: Từ 3 – 7% trên doanh thu được tự kê khai đầu năm tài chính
+ DN: 20% trên tổng lợi nhuận thực tế giao dịch
- Dựa trên tình hình kinh doanh tích cực thì có thể thấy việc mở hộ kinh doanh sẽ phải đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với loại hình doanh nghiệp.
- Thuế môn bài hằng năm:
+ HKD: Tối thiểu 300.000đ - Tối đa 1.000.000đ
+ DN: Tối thiểu 2.000.000đ - Tối đa 3.000.000đ
- Đây cũng là 1 điểm đáng quan tâm, doanh nghiệp sẽ phải đóng mức thuế môn bài cao hơn rất nhiều so với hộ kinh doanh.
- Tài khoản ngân hàng:
+ HKD: Thường chung với tài khoản cá nhân. Tài sản hộ kinh doanh thường lẫn với chủ hộ
+ DN: Bắt buộc phải có tài khoản công ty riêng biệt với tài khoản của chủ doanh nghiệp
- Do sự khác nhau sẽ hình thức thuế, hình thức hoạt động nên đối với doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng riêng để sử dụng cho mục đích kinh doanh riêng của công ty.
- Khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh
+ HKD: 1 người chỉ đứng tên 1 hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc
+ DN: Không giới hạn mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc. Có thể cùng 1 lúc mở nhiều công ty, doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
- Sự mở rộng, phát triển của doanh nghiệp thể hiện rõ ưu điểm. Có thể phát triển nhiều địa điểm kinh doanh trên đa ngành nghề.
Qua các tiêu chí trên, Quý khách hàng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại hình tổ chức hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh phù hợp cho các hoạt động kinh doanh mang tính gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, và rất phù hợp để kinh doanh online trên các sàn điện tử như Shoppe, Lazada,…. Về doanh nghiệp phù hợp cho các hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, hướng đến sự phát triển lớn mạnh trong tương lai. Về cơ bản, sự uy tín khi thành lập doanh nghiệp được đề cao hơn so với thành lập hộ kinh doanh.
Trên đây, là bài viết về phân biệt giữa Hộ kinh doanh và Doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Hành Trình Doanh Nghiệp Việt hi vọng mang đến cho Quý khách cái nhìn rõ, và lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp với mình.
Xem thêm: