• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

 

Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần thực hiện nhiều đầu việc liên quan đến thủ tục pháp lý. Nếu bạn chưa biết công ty mới thành lập cần làm những việc gì thì đọc ngay bài viết sau đây nhé!

1. Đăng bố cáo thông báo doanh nghiệp mới thành lập

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đầu tiên bạn phải công bố đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp  theo quy định nêu trên.Thủ tục trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố. Nội dung bao gồm các thông tin được thể hiện trên giấy phép kinh doanh.

2. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập.

Chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng;
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán;
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ);
  • Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng);
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
  • Tờ khai lệ phí môn bài là quan trọng nhất nên bạn cần ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại tùy vào Chi cục Thuế mà doanh nghiệp có thể thực hiện sau. Đối với doanh nghiệp thành lập sau 25/02/2020, sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập theo Theo Điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP. 

Cụ thể là:

  • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
  • Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.

3. Treo bảng hiệu tại nơi công ty mới thành lập

  • Việc treo bảng hiệu tại nơi đăng ký doanh nghiệp là việc bắt buộc ngay khi doanh nghiệp mới đăng ký và bắt đầu hoạt động. Về quy mô, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc này theo ý muốn hoặc dựa trên cơ sở vật chất của công ty.
  • Theo luật quảng cáo điều số 34, nội dung của bảng hiệu bao gồm các thông tin như: tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp và mã số thuế. Những dữ liệu này phải khớp với những dữ liệu đã được chủ sở hữu đăng ký trước đó.
  • Nếu thông tin này sai lệch, doanh nghiệp mới đăng ký sẽ bị phạt nếu cơ quan thuế xác định được điều này trong các đợt thanh tra. Điều đó có thể gây khó khăn cho việc kinh doanh và xuất hóa đơn.
  • Ngoài ra, logo trên bảng hiệu không được vượt quá 20% diện tích của bảng hiệu, đồng thời không được thể hiện thêm thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Vị trí của bảng hiệu không được che khuất lối thoát hiểm, lấn chiếm vỉa hè, cứu hỏa, gây ảnh hưởng đến giao thông.
  • Đồng thời, bảng hiệu là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp mới thành lập sử dụng hóa đơn điện tử lần đầu. Theo Thông tư 39/2014 / TTBTC của Bộ Tài chính đã quy định rõ.

4. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Kế toán tiến hành liên hệ với các Ngân hàng thương mại để tiến hành mở tài khoản. Việc này giúp các hoạt động thanh toán hóa đơn, mua bán hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế được đơn giản hóa.

Khi mở tài khoản, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế điện tử thông qua ngân hàng giao dịch. Bên cạnh đó các khoản chi từ 20 triệu đồng của công ty khi thanh toán từ tài khoản ngân hàng sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thu nhập của doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTCNghị định 209/2013/NĐ-CP.

5. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế 2019, các công ty, tổ chức và doanh nghiệp kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử trong các hoạt động mua bán của mình. 

Kế toán cần thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước 2 ngày khi muốn xuất hóa đơn. Thủ tục bao gồm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và mẫu hóa đơn điện tử.

6. Mua chữ ký số và hóa đơn điện tử

  • Để đảm bảo tính pháp lý và bảo mật trong giao dịch điện tử, mua chữ ký số và hóa đơn điện tử trở thành lựa chọn thiết yếu cho mọi doanh nghiệp hiện đại. Chữ ký số không chỉ giúp xác minh danh tính của người ký mà còn đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin. Đặc biệt, trong giao dịch mua bán, hóa đơn điện tử có chữ ký số của người bán là bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhằm xác thực thông tin và tăng tính minh bạch.
  • Bạn đang tìm hiểu về chữ ký số và hóa đơn điện tử? Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các loại chữ ký số và cách sử dụng hiệu quả để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp của bạn.
  • MITASP là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và chữ ký số, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Chúng tôi tự hào đã hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp và hàng triệu cá nhân kinh doanh trên khắp Việt Nam, giúp họ chuyển đổi số hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
  • Hóa đơn điện tử tại MITASP không chỉ dễ sử dụng mà còn đáp ứng mọi tiêu chuẩn pháp lý về hóa đơn điện tử. Sản phẩm của chúng tôi có khả năng tương thích với mọi chữ ký số hợp lệ, đem lại sự linh hoạt và tiện lợi tối ưu cho người dùng. Với MITASP, bạn có thể dễ dàng xuất hóa đơn trên nhiều thiết bị chỉ với một chữ ký số, tiết kiệm đến 80% thời gian và chi phí so với phương thức truyền thống.
  • Đây là một công cụ quan trọng giúp công ty của bạn thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như ký kết hợp đồng online, giao dịch ngân hàng, nộp thuế điện tử, mua bảo hiểm xã hội,… mà không cần in ấn, đi lại. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều chữ ký số tuy nhiên 1 chữ ký số chỉ được dùng cho đúng 1 doanh nghiệp.
  • Bạn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và hóa đơn của doanh nghiệp? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ hóa đơn điện tử hàng đầu

7. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Doanh nghiệp mới thành lập thường gặp phải một trong hai trường hợp: chưa hoàn thành các thông tin, giấy tờ còn thiếu trong quá trình đăng ký hoặc chưa đủ số tiền góp vốn điều lệ.

Trường hợp thiếu các thông tin, giấy tờ, bạn cần hoàn thiện trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là những giấy tờ như chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh.

Trường hợp chưa đủ số vốn điều lệ (đối với các công ty cổ phần, TNHH,…) cần hoàn thành cam kết góp vốn trong thời gian 90 ngày sau khi có giấy phép kinh doanh.

Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

8. Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ

Công ty mới thành lập tiến hành lựa chọn chế độ kế toán dựa trên quy mô (trừ những doanh nghiệp đặc thù như bảo hiểm, ngân hàng), cụ thể chế độ kế toán sẽ được phân chia thành:

  • Chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC (doanh nghiệp lớn)
  • Chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC (doanh nghiệp nhỏ và vừa)
  • Chế độ kế toán theo thông tư 132/2018/TT-BTC (doanh nghiệp siêu nhỏ)

Bên cạnh lựa chọn chế độ kế toán, bạn cần tiếp tục tiến hành chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Việc này giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định, thu hồi được vốn khi tài sản hết hạn sử dụng hoặc xác định hiệu quả tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Có 3 phương pháp khấu hao tài sản cố định bao gồm:

  • Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản xuất.
  • Phương pháp tuyến tính: Định mức khấu hao như nhau trong thời gian sử dụng tài sản cố định còn gọi là phương pháp đường thẳng.
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.

9. Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ tính toán và căn cứ dựa trên hiệu quả sản xuất, kinh doanh để tính số thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và nộp cho cơ quan Thuế. Hạn nộp muộn nhất là vào ngày 30 của tháng đầu quý sau, đây cũng là một trong số những việc yêu cầu doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện để tránh vi phạm quy định của pháp luật về Thuế.

10.Tham gia bảo hiểm cho người lao động và thành lập công đoàn

Khi doanh nghiệp thành lập và có sự tham gia của người lao động, công ty cần phải tiến hành đóng bảo hiểm xã hội. Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động.

Thành lập công đoàn cũng là một trong số những công việc doanh nghiệp cần thực hiện, theo đó để thành lập công đoàn cơ sở, đơn vị cần có 2 điều kiện sau:

  • Công đoàn cơ sở phải được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Các thành viên phải có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
  • Công đoàn phải có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên. - Thời gian thành lập chậm nhất là 6 tháng tính từ ngày công ty được thành lập và đi vào hoạt động. Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong một công ty, là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên.

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp và kế toán tại Hành Trình Doanh nghiệp Việt Group

Phí dịch vụ khai thuế ban đầu tại Hành trình doanh nghiệp Việt là mức giá cạnh tranh và tốt nhất trên thị trường. Hơn nữa, nếu bạn sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói tại đây, bạn sẽ được nhận được dịch vụ tốt nhất cùng chi phí tiết kiệm nhất.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên 10 năm trong nghề am hiểu chuyên sâu về các thủ tục pháp lý, Hành trình doanh nghiệp Việt tự tin mang đến cho bạn những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

social