• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Thực tế cho thấy rằng có rất ít người trong chúng ta biết cách quản lý tài chính và kiểm soát sự vận hành của đồng tiền trong kinh doanh. Đôi khi, có một số hóa đơn hoặc chi phí phát sinh nằm ngoài dự tính ban đầu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn vào cuối tháng. Theo như một thống kê của CB Insight cho thấy 29% những doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại là do họ bị thiếu tiền mặt, bởi đó là nguồn sống quan trọng để doanh nghiệp duy trì mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu các công ty cần kiểm soát và lên kế hoạch trong từng đồng nhỏ trong chi tiêu để tránh hao hụt tài chính không đáng có.



Hãy cùng Hành Trình Doanh Nghiệp Việt điểm xem 5 sai lầm tài chính hay gặp phải nhất của một doanh nghiệp khởi nghiệp và cách phòng tránh chúng nhé!

1. ĐẶT LÒNG TIN VÀO BẢN THÂN
Không thể phủ nhận rằng một người khởi nghiệp cần phải có rất nhiều lòng tin vào bản thân để bắt đầu điều hành một công ty. Tuy nhiên trong vấn đề tài chính đó lại là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Đừng chỉ chăm chăm nhìn vào những con số tích cực khi bạn bắt đầu nhìn thấy có doanh thu mà quên mất rằng chi phí bạn phải bỏ ra là bao nhiêu.

Đừng trì hoãn trong việc lên kế hoạch để lập ra một bảng kiểm soát và so sánh doanh thu so với chi phí. Bạn có thể sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào mà bạn thành tạo như Excel hoặc một phần mềm kiểm soát chi phí. Hãy làm điều đó từ sớm khi hệ thống thu chi của bạn còn rất đơn giản để tránh hối hận về sau.

2. NHỮNG CHI PHÍ CỐ ĐỊNH KHÔNG ĐÁNG CÓ
Một trong những sai lầm của doanh nghiệp khởi nghiệp là luôn cố tạo ra vẻ ngoài hào nhoáng không cần thiết. Thuê một văn phòng đẹp tại trung tâm thành phố, sử dụng một chiếc xe xịn hay đồ đạc văn phòng cao cấp,... chính là sai lầm mà nhiều người mới khởi nghiệp mắc phải.

Đừng để bản thân phải giật mình khi nhìn vào bảng thống kê con số khổng lồ từ những chi phí cố định. Hãy xem xét và so sánh nhiều lựa chọn trước khi quyết định chi bất cứ khoản phí cố định nào bất kể đó chỉ là 1,000,000 hay 2,000,000 đồng bởi vì đó chính là "bẫy nợ" khiến rất nhiều công ty mới thành lập thất bại.

3. TRÌ HOÃN
Đôi khi, có một số điều không may có thể ập đến bất cứ lúc nào như: bỏ lỡ một cơ hội làm ăn lớn, tuột mất một vài khách hàng hoặc suy thoái kinh tế,... Nhưng điều khác biệt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn chính là sự hành động nhanh nhẹn hay là thói quen trì hoãn để chờ đợi mọi thứ tự trở nên tốt hơn.

Hãy tỉnh táo xem xét tất cả mọi con số và tình hình khủng hoảng hiện tại từ đó đưa ra kế hoạch hành động và dự đoán kết quả trong tương lai. Thậm chí nếu có phải thu hẹp văn phòng, cắt giảm nhân sự hoặc thanh lý tài sản cố định của công ty,... thì cũng nên đưa ra quyết định sớm nhất có thể để giữ cho "sức khỏe tài chính" dần được cải thiện.

Nếu tất cả mọi thứ đều không có dấu hiệu phục hồi thì hãy kích hoạt khoản tiết kiệm để cứu vớt tất cả mọi thứ trong thời gian sớm nhất.



4. DỰA VÀO NGƯỜI KHÁC ĐỂ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH
Một điều chắc chắn là đừng tin tưởng hoàn toàn để người khách kiểm soát tình hình tài chính của công ty bạn mà không thèm để mắt đến. Bạn không nhất thiết phải bỏ ra hàng giờ để kiểm soát chi tiết từng giao dịch trong giai đoạn hoạt động ổn định dù trước đó bạn đã làm rất nhiều khi bắt đầu điều hành doanh nghiệp nhưng hãy đảm bảo có một cái nhìn bao quát và sự thấu hiểu kĩ càng các báo cáo tài chính bạn nhận được từ bộ phận kế toán.

Khi rủi ro phát sinh hãy yêu cầu bộ phận quản lý tài chính chung cấp ngay một danh sách những điều bạn cần xem như tiền mặt trong ngân hàng? Hóa đơn ra? Doanh thu dự kiến ​​cho các tháng tới cũng như dự báo chi phí cố định và biến đổi? Dự báo dòng tiền trong một tháng, hai tháng và ba tháng? Đừng vội đổ lỗi hoặc chỉ trích những nhân viên đó nếu họ không cung cấp đúng tài liệu mà bạn cần. Hãy rá soát cẩn thận những báo cáo tài liệu và đưa ra quyết định sau khi hiểu rõ từng hạng mục.

Nếu chỉ nói riêng về vấn đề tài chính, lời khuyên sáng suốt nhất là hãy trở thành một "ông chủ" thích kiểm soát.

5. KHÔNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU RÕ RÀNG
Tấm gương tiêu biểu của những doanh nghiệp thành công chính là: luôn hướng mọi người về mục tiêu đặt ra. Đối với nhân viên họ cần động lực thúc đẩy để đạt được chỉ tiêu trong vòng một tháng, một quý hoặc một năm. Đối với ban lãnh đạo hoặc người điều hành họ cần một cái nhìn tổng quát để thúc đẩy nhân viên, kiểm soát mọi thứ trong khuôn khổ và đưa ra quyết định điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết và hướng mọi người đi đúng đích.

Thực tế cho thấy mục tiêu đặt ra bao gồm tất cả mọi thứ bạn có thể kiểm soát được từ mạng lưới khách hàng, ngân sách thu chi, kế hoạch phát triển, mục tiêu mở rộng, doanh thu,... Hãy nhớ rằng đặt mục tiêu và xem xét kết quả sau khi hoàn thành mục tiêu đó là cách chính xác nhất để bạn có thể lên kế hoạch sắp tới.

Số liệu thống kê cho thấy rằng quá nửa số công ty khởi nghiệp không thể trụ vững sau năm đầu tiên bởi sự coi nhẹ chi phí bán hàng so với doanh thu hoặc phụ thuộc quá nhiều vào chi phí tín dụng hoặc mắc phải những "bẫy nợ" hay sai lầm trong kiểm soát tài chính. Trong giai đoạn khởi đầu của một doanh nghiệp, sự cần mẫn của người lãnh đạo trong mỗi nhiệm vụ là điều thực sự cần thiết.

Xem thêm:

>>Đăng Ký Góp Vốn Người Nước Ngoài Mới Nhất Năm 2021<<

>>Thủ Tục Thành Lập Công Ty Game Online 2021<<


social