• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Từ ngày 1/07/2015, Luật doanh nghiệp đã trao quyền cho doanh nghiệp được quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau đây là một số điều cần biết về con dấu doanh nghiệp cần phải biết:

 1. Con dấu doanh nghiệp là gì?

- Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

- Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,…

- Con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

- Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

+ Số lượng con dấu.

+ Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu.

+ Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

- Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

+ Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

+ Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

2. Quản lý và sử dụng con dấu

Hiện nay, thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

- Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

- Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

- Hủy mẫu con dấu.

HÃY LIỆN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN CẦN HỖ TRỢ THÔNG BÁO MẪU DẤU 0909 206 247!

Riêng đối với Doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015:

Doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/7/2015 đã được cơ quan công an cấp con dấu thì được tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu mới như trên.

- Trường hợp doanh nghiệp làm con dấu mới thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu như hiện nay; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

HÃY LIỆN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN CẦN HỖ TRỢ THỦ TỤC TRẢ CON DẤU 0909 206 247!

3. Các trường hợp phải thay đổi con dấu doanh nghiệp

Các trường hợp cần thay đổi con dấu doanh nghiệp

- Thay đổi tên công ty

- Thay đổi dấu mòn méo, do hỏng, không còn giá trị sử dụng

- Thay đổi hình thức con dấu

- Công ty thành lập trước ngày 01 tháng 06 năm 2010, nếu mã số doanh nghiệp và mã số thuế chưa hợp nhất, nay muốn hợp nhất lại làm một, công ty phải thay đổi lại con dấu doanh nghiệp cho phù hợp.

HÃY LIỆN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NẾU BẠN CẦN HỖ TRỢ THỦ TỤC THAY ĐỔI 0909 206 247!

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Bài viết liên quan: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Nguồn: Thư Viện Pháp Luật

social