• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Theo đó, có 04 nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT gồm:

(1) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ: tối thiểu 70% mức đóng BHYT;

Trường hợp người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.

(2) Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp sau:

Người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.

Mức hỗ trợ: tối thiểu 70% mức đóng BHYT.

(3) Học sinh, sinh viên.

Mức hỗ trợ: tối thiểu 30% mức đóng BHYT.

(4) Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Mức hỗ trợ: tối thiểu 30% mức đóng BHYT.

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT theo quy định nêu trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng BHYT theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.

Trường hợp quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu theo quy định trên thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình HĐND cấp tỉnh quyết định.

Các bài viết có liên quan:

>> 28 nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí từ 21/8/2020
>> Thời Hạn Sử Dụng Của Thẻ Bảo Hiểm Y Tế

social