• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247


1. Vay thế chấp là gì? Đặc điểm của vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo. Trong thời gian vay, người đi vay phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Vay thế chấp nổi bật với các đặc điểm như:
Người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản. Tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay và bạn vẫn có thể sử dụng.
Tài sản đảm bảo đa dạng: Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị và sẽ được ngân hàng thẩm định như sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc, thiết bị… Chỉ cần sở hữu tài sản giá trị là khách hàng có thể đăng ký vay bất cứ lúc nào.
Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu người vay, có thể kéo dài lên đến 25 năm.
Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Mức lãi suất ưu đãi hơn, số tiền lãi phải trả cũng thấp hơn.
Hạn mức vay lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Vì thế, đây là hình thức vay phù hợp với những vị khách hàng cần vốn lớn để đầu tư.
Cùng là hình thức vay tiền cơ bản của ngân hàng nhưng so với vay tín chấp, vay thế chấp vẫn có sự khác biệt khá rõ ràng.

 

Như vậy, vay thế chấp phù hợp cho người cần vốn lớn để đầu tư. Còn vay tín chấp phù hợp với những người cần vay ít, vay nhanh để tiêu dùng. Vì thế, bạn hãy căn cứ vào mục đích vay để chọn hình thức vay phù hợp

 2. Lợi ích khi vay thế chấp
Khi vay thế chấp, khách hàng sẽ được hưởng  nhiều lợi ích như:

  • Hạn mức vay lớn: Số tiền vay có thể lên đến hàng tỷ đồng (tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo), đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau như đầu tư, mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà cửa, kinh doanh, du học…
  • Giảm gánh nặng trả nợ: Lãi suất giảm dần, thời gian vay dài có thể lên đến 25 năm. Nhờ đó, khách hàng có nhiều thời gian để xoay sở, cân đối tài chính và trả nợ.
  • Hình thức trả nợ linh hoạt: Trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm; tiền gốc trả dần hoặc trả một lần.
  • Tài sản vẫn là của bạn: Tuy đã thế chấp tài sản nhưng người đi vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người đi vay để làm bằng chứng.

3. Điều kiện và hồ sơ vay thế chấp
Điều kiện vay khá đơn giản, bao gồm:

  • Bạn là người Việt Nam hoặc nước ngoài
  • Sinh sống hoặc làm việc tại những nơi có chi nhánh của ngân hàng hoặc những địa điểm giáp ranh với nơi có chi nhánh cho vay.
  • Có tài sản đảm bảo cho khoản vay phù hợp theo quy định của ngân hàng
  • Thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo đủ khả năng trả nợ

Trong hồ sơ vay thế chấp, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của ngân hàng cho vay
  • Giấy tờ tùy thân: Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3
  • Giấy tờ liên quan đến mục đích vay vốn: Chiến lược kinh doanh, hợp đồng mua nhà…
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Sổ đỏ, sổ hồng, các phương tiện vận tải, giấy tờ có giá…
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan, giấy tờ chứng minh các nguồn thu nhập như cho thuê nhà, kinh doanh

4. Câu hỏi thường gặp khi vay thế chấp 

  • Vay thế chấp có những loại phí nào?  --> Trả lời: Khách hàng cần trả một số loại phí như phí công chứng thế chấp, phí trả nợ trước hạn, phí thẩm định tài sản thế chấp, phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm nhân thọ, phí phạt trả nợ trễ hạn... 
  • Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không? --> Trả lời: Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, bạn chưa kịp thanh toán thì sẽ mất 1 khoản phí trả nợ trước hạn. Mức phí phạt cụ thể tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.
  • CIC là gì? --> Trả lời: CIC là cách viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đây là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam. Nơi đây chuyên lưu giữ thông tin của khách hàng vay vốn tại Việt Nam. Trước khi ngân hàng đồng ý xét duyệt khoản vay sẽ gửi hồ sơ của khách hàng lên CIC để kiểm tra Khách hàng có nợ xấu hoặc đang có khoản vay ở ngân hàng nào khác.
  • Tôi có nợ xấu thì có được vay không? --> Trả lời: Tùy thuộc việc bạn thuộc nhóm nợ xấu nào, ngân hàng quyết định bạn có thể được vay hoặc không. Nếu thuộc Nợ nhóm 1 (nợ bình thường), bạn vẫn có thể được vay. Nếu thuộc Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) thì tùy từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ được Ngân hàng cân nhắc để xét duyệt cho vay. Còn trường hợp thuộc Nợ nhóm 3, 4, 5 thì hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều không cho vay. Thông tin nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm và trong khoảng thời gian này, bạn không thể vay được.
  • Tôi thanh toán khoản vay sớm có bị mất phí không? --> Trả lời: Tùy thuộc vào thời điểm trả nợ trước hạn và ngân hàng cho vay, khách hàng sẽ phải thanh toán phí trả nợ trước hạn hoặc không. Mức phí cụ thể cũng do từng ngân hàng quy định.
  • Tôi nộp hồ sơ sau bao lâu thì được duyệt? --> Trả lờiThời gian duyệt vay thế chấp có thể là vài ngày cho đến vài tuần tùy từng ngân hàng và gói vay.

Nguồn: Sưu tầm

social