• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị chậm nói và có biểu hiện tự kỷ đang là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội. Việc này có thể gây ra những khó khăn và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ bị chậm nói và có biểu hiện tự kỷ đều có xu hướng thiếu giao tiếp, khó tiếp thu kiến thức và khó tương tác với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp kịp thời để giúp trẻ vượt qua những khó khăn này là rất quan trọng. Do đó, sự cần thiết của các trung tâm hỗ trợ những trẻ em “đặc biệt” này là vô cùng cấp thiết. Bài viết dưới đây của Hành Trình Doanh Nghiệp Việt sẽ phân tích những điểm cần lưu ý khi thành lập trung tâm dạy trẻ chậm nói, tự kỷ, khó hòa nhập… Mời quý bạn đọc tham khảo.

 

1. Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
  • Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định thành lập, tổ chức lại, giải thẻ đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP.
  • Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội
Theo quy định tại
điều 5 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP quy định bao gồm:

  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
  • Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
  • Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực

a) Môi trường và vị trí
Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.

b) Cơ sở vật chất
Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:

  • Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
  • Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
  • Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
  • Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

c) Nhân viên trợ giúp xã hội.

Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây:
a) Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
d) Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
* Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở.

4. Hồ sơ thành lập trung tâm bảo trợ

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

  • Tờ khai đăng ký thành lập;

 

X

 

  • Phương án thành lập cơ sở;

 

X

 

  • Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở;

 

X

  • Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (hoặc hợp đồng thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất);

 

X

  • Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên;

 

X

  • Thẻ căn cước công dân (hoặc CMND). Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài: hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;

X

 

5. Quy trình tiếp nhận xử lý

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ do Tổ chức hoặc cá nhân nộp

Tổ tiếp nhận và trả kết quả

1/4 ngày

Hồ sơ

B2

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và nội dung của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ cán bộ tiếp nhận vào sổ theo dõi hồ sơ – mẫu số 02. Lập phiếu kiểm soát quà trình giải quyết hồ sơ – mẫu số 04 chuyển cán bộ thụ lý thẩm định;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho Tổ chức hoặc cá nhân bằng văn bản theo mẫu số 01 (Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ)

Cán bộ tiếp nhận

2/4 ngày

Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ – mẫu số 01;

Sổ theo dõi hồ sơ – mẫu số 02;

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả - mẫu số 03

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ – mẫu số 04

B3

Thẩm định hồ sơ: cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

  • Trường hợp đạt yêu cầu: cán bộ thụ lý hoàn thiện hồ sơ, soạn dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký thành lập trình lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định
  • Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung thêm hồ sơ: cán bộ thụ lý hướng dẫn một lần bằng văn bản hoặc điện thoại trực tiếp để Tổ chức hoặc cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Cán bộ thụ lý hồ sơ; lãnh Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

 

2 ngày

Thông báo về việc bổ sung hồ sơ; Giấy chứng nhận đăng ký thành lập

B4

  • Trả kết quả cho Tổ chức hoặc cá nhân

Cán bộ thụ lý hồ sơ; 

Tổ tiếp nhận và trả kết quả; Tổ chức hoặc cá nhân

1/4 ngày

Sổ theo dõi hồ sơ – mẫu số 02;

Kết quả

6. Dịch vụ xin giấy xác nhận độc thân

Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thành lập cơ sở bảo trợ trẻ em"
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của
HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.

HTDNV GROUP - UY TÍN - TỐI ƯU - TIẾT KIỆM

 

social