• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

I. Thuế thu nhập cá nhân là gì ?

a) Khái niệm:

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là các khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.

Thuế TNCN là loại thuế:

  • Tính theo tháng (Đối với các đối tượng hưởng lương theo tháng) hoặc theo thời điểm chi trả thu nhập (Đối với các lao động thời vụ, khoán việc)
  • Khấu trừ thuế TNCN trước thời điểm chi trả thu nhập.
  • Kê khai: Theo tháng hoặc theo quý (Tùy từng điều kiện của doanh nghiệp)
  • Quyết toán thuế TNCN: Theo năm

b) Phương pháp tính thuế TNCN

Có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau:

  • Đối tượng 1: Ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.
  • Đối tượng 2: Ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ: Tính 10% trên tổng thu nhập.
  • Đối tượng 3: Cá nhân không cư trú (thường là người nước ngoài): Áp mức thuế suất là 20%

c) Các lưu ý đáng chú ý

  1. Giảm trừ gia cảnh:
  • Giảm trừ bản thân: Từ ngày 1/7/2020 thì được giảm 11.000.000/tháng
  • Người phụ thuộc: Từ ngày 1/7/2020 thì được giảm 4.400.000/người/tháng (Không giới hạn đăng ký người phụ thuộc nhưng 1 người phụ thuộc chỉ được được tính giảm trừ vào một người nộp thuế)
  • Giảm trừ cho các khoản bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
  1. Quyết toán thuế TNCN: được thực hiện khi có phát sinh khoản thuế nộp thêm hoặc đề nghị hoàn trả lại. Có thể ủy quyền để thực hiện việc quyết toán thuế TNCN.

II. Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân ?

Thuế TNCN là một khoản thuế mà người có thu nhập nhất định sẽ trích ra và nộp cho nhà nước. Vậy tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cùng HTDNV tìm hiểu nhé:

a) Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Việc nộp thuế thu nhập cá nhân giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng (điện, đường, trường, trạm…) phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân.

b) Điều tiết thu nhập giảm khoảng cách giàu nghèo

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần thực hiện công bằng xã hội. Bởi vì, những người phải nộp thuế TNCN là những người có mức thu nhập cá nhân cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, những người đó có thu nhập có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, việc nộp thuế TNCN chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.

c) Tăng trưởng nền kinh tế đất nước

Đóng thuế thu nhập cá nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn nhân lực, đảm bảo đảm sự cạnh tranh trong khu vực.

d) Đảm bảo nguồn thu nhập của cá nhân là hợp pháp

Khi thực hiện thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân người nộp thuế cần thực hiện kê khai các khoản thu nhập. Từ đây Nhà nước có thể kiểm soát được nguồn thu của các cá nhân có hợp pháp hay không

III. Chuyên mục thuật ngữ thường sử dụng trong thuế thu nhập cá nhân tiếng anh

social