• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Những bước đầu kinh doanh bao giờ cũng làm các bạn mất nhiều thời gian và phải tìm hiểu rất nhiều các vấn đề cùng một lúc. Việc tận dụng những kinh nghiệm được chia sẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí để đi tìm hiểu thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH) để có thể vận hành công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh tận dụng được nhiều những cơ hội khác.

Kinh nghiệm thành lập công ty TNHH trong bài viết này được chia sẻ chung cho cả loại hình TNHH đó là thành lập công ty TNHH 1 thành viên và thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Cùng Hành Trình Doanh Nghiệp Việt tìm hiểu những kinh nghiệm mở công ty TNHH:

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty TNHH

Địa chỉ công ty phải thật rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương. Khi mới thành lập, chủ doanh nghiệp đặt tiêu chí tiết kiệm chi phí nên có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà mình đang ở, nhà người thân, bạn bè hoặc thuê văn phòng ảo.

Ví dụ cách ghi địa chỉ: 458/15 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phồ Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm về cách đặt tên

Khi đặt tên cần lưu ý, tên công ty sẽ có phần bắt buộc là “CÔNG TY TNHH” hoặc là “CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN” vì do đây là loại hình TNHH. Tên khi đặt đảm bảo không trùng lập, gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Đặt tên công ty nên đặt gắn liền với ngành nghề mình kinh doanh sẽ gây chú ý, tạo tin tưởng hơn cho đối tác.

Ví dụ đặt tên công ty TNHH: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ HUY CHƯƠNG

Kinh nghiệm về lựa chọn mức vốn thành lập cho công ty TNHH

Khi đăng ký vốn gồm cần lưu ý đối với một số ngành đặc biệt cần vốn pháp định thì phải đảm bảo tối thiếu vốn góp mới có thể đăng ký mã ngành đó.

Ví dụ: kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định là 20 tỉ do đó khi đăng ký vốn góp của công ty TNHH thì phải đăng ký vốn góp tối thiểu là 20 tỉ.

Những ngành nghề không cần vốn pháp định thì chủ doanh nghiệp có thể đăng ký vốn góp tùy vào khả năng kinh doanh của mình. Luật không quy định mức tối thiểu khi đăng ký nhưng không nên đăng ký số vốn góp quả nhỏ, vốn góp công ty quá nhỏ sẽ ảnh hưởng hình ảnh công ty với đối tác kinh doanh. Vốn góp của thể góp bằng tiền hoặc tài sản.

Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật của công ty TNHH sẽ đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch, tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo luật định. Do đó, lựa chọn người đại diện pháp luật là vô cùng quan trọng. Người đại diện pháp luật là Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc chủ tịch hội đồng thành viên. Một công ty có thể có nhiều hơn một người đại diện pháp luật.

Kinh nghiệm lựa chọn loại hình công ty một thành viên hay hai thành viên trở lên

Về hình thức công ty TNHH có 2 loại hình là 1TV và 2TV trở lên. Từ cái tên ta có thể hiểu là khi có công ty chỉ có 1TV thì sẽ chọn loại hình là công TNHH 1TV, có từ 2 thành viên trở lên thì chọn công ty TNHH 2TV trở lên. Số lượng tối đa của công ty TNHH 2TV trở lên là 50 thành viên.

Kinh nghiệm chọn các ngành nghề kinh doanh

Hiện nay pháp luật không quy định số lượng ngành mà doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động. Có thể đăng ký 1 mã ngành nghề và cũng có thể đăng ký toàn bộ mã ngành nghề. Việc đăng ký mã ngành nghề cần lưu ý: pháp luật không hạn chế đăng ký mã ngành nghề nhưng đối với một số mã ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì phải đảm bảo về vốn pháp định mới được đăng ký. Trên thực tế, chúng ta không nên đăng ký quá ít hoặc quá nhiều mã ngành nghề vì có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty. Đăng ký nhiều thì khách hàng sẽ có suy nghĩ công ty hoạt động không chuyên, nếu đăng ký ít thì lúc mở rộng công ty lại phải đăng ký thêm mã ngành nghề. Do đó, chúng tôi khuyến khích bạn đăng ký từ 10 đến 20 mã ngành nghề.

Kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ giấy tờ

Khi anh/chị đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, anh/chị chỉ cần chuẩn bị 2 bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong vòng 3 tháng. Các giấy tờ, hồ sơ đăng ký khác Hành trình doanh nghiệp Việt sẽ hỗ trợ anh/chị soạn hồ sơ từ A đến Z.

Trên đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể tham khảo để thành lập doanh nghiệp tốt nhất. Đây là kinh nghiệm của đội ngũ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt khi tiến hành thực hiện hồ sơ cho khách hàng. Mong rằng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho bạn.


Xem thêm:

>> Tư Vấn Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Để Bắt Đầu Hoạt Động Kinh Doanh <<
>> Có Được Thay Đổi Mã Số Thuế Doanh Nghiệp Không? <<



social