Khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “Người nộp thuế đang hoạt động”. Việc khôi phục mã số thuế thường được gọi là “mở mã số thuế“. Khôi phục mã số thuế liệu có khó?
Nhiều doanh nghiệp không hoạt động, bỏ địa điểm kinh doanh nhưng không thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Cơ quan thuế dẫn đến tình trạng mã số thuế bị đóng. Vậy đối với trường hợp bị đóng mã số thuế thì cách thức xử lý để khôi phục mã số thuế đối với doanh nghiệp bị đóng mã số thuế như thế nào?
1. Khóa mã số thuế là gì?
Khóa mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị đóng, buộc công ty phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, báo cáo, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…
2. Nguyên nhân cơ quan thuế đóng mã số thuế doanh nghiệp
- Theo Thông tư 95/2016/TT-BTC doanh nghiệp sai phạm chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế (khai và nộp thuế) quá thời hạn quy định. Cơ quan thuế đã có thông báo cho đơn vị 2 lần. Mỗi lần cách nhau 5 ngày làm việc yêu cầu đơn vị thực hiện nhưng không có phản hồi;
- Các văn bản được cơ quan thuế gửi về đơn vị được trả về với lý do địa chỉ không tồn tại;
- Cơ quan thuế nhận được thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
3. Những việc doanh nghiệp không thể thực hiện khi bị khóa mã số thuế
- Công ty, doanh nghiệp sẽ không thực hiện được những việc sau đây khi bị khóa mã số thuế:
- Không xuất được hóa đơn GTGT (hóa đơn VAT), hóa đơn bán hàng;
- Không nộp được các loại báo cáo, tờ khai trên trang Thuế điện tử, bao gồm:
- Tờ khai thuế TNCN, tờ khai thuế GTGT;
- Các loại báo cáo năm gồm: báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN…
- Không được làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư.
4. Mức phạt khi bị đóng mã số thuế
- Các khoản tiền phạt doanh nghiệp phải đối mặt khi bị khóa mã số thuế có thể kể đến là:
- Phạt do chậm nộp tờ khai, báo cáo thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và tờ khai lệ phí môn bài. Tùy theo số ngày chậm nộp mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 25.000.000 đồng;
- Phạt chậm nộp tiền thuế môn bài, chậm nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN (nếu có);
5. Các trường hợp được xin mở lại mã số thuế công ty bị đóng
Theo Khoản 1, Điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế, các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế như sau:
- Tổ chức bị cơ quan thuế có thẩm quyền thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan thuế có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép.
- Tổ chức/cá nhân đang ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.
- Tổ chức/cá nhân đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo NNT chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Do lỗi của cơ quan thuế, người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế
6. Thủ tục mở khóa mã số thuế
6.1 Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác đề nghị khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế lập:
- Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế;
- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
6.2 Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế sau khi cơ quan thuế có Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và chưa có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan nhà nước có liên quan.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Bước 2: Nộp các hồ sơ kê khai còn thiếu, số tiền còn nợ (nếu có), cơ quan thuế xác minh trụ sở.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế:
- Cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ kê khai còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền chậm nộp (nếu có); thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm;
- Cơ quan thuế xuống trụ sở để xác minh và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của NNT (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản);
- NNT phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định Pháp luật.
- Tiếp theo cơ quan thuế xuống xác minh địa chỉ trụ sở chính và thực hiện khôi phục trạng thái hoạt động cho mã số thuế doanh nghiệp trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế
Bước 3. Lấy kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ, cơ quan thuế:
- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu 19/TB-ĐKT (mẫu ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC), gửi NNT chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo MST cho NNT trong trường hợp NNT đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.
6.3 Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Bước 2: Nhận kết quả
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp trên, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:
- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế.
- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
7. Sau khi khôi phục mã số thuế
- Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.
- Mã số thuế nộp thay sẽ được tự động khôi phục khi mã số thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn khi bị đóng mã số thuế và nhanh chóng hoạt động lại bình thường. HTDNV GROUP cung cấp dịch vụ khôi phục mã thuế với:
- Chi phí trọn gói chỉ từ: 1.000.000 đồng;
- Cam kết mở mã số thuế sau 7 - 10 ngày làm việc.