• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại theo cách truyền thống như khuyến mại, quảng cáo thì hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được các thương nhân lựa chọn bởi đây là một cách hữu hiệu để tiếp cận với người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh từ đó thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ. Bài viết dưới đây, Hành Trình Doanh Nghiệp Việt hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại như sau:

Đối tượng tổ chức hội chợ, triễn lãm thương mại

– Thương nhân trực tiếp tổ chức hội, triển lãm thương mại.

– Thương nhân thuê thương nhân khác là người kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức hội chợ hoặc triển lãm thương mại cho mình.

Điều kiện đối với hội chợ, triễn lãm thương mại ở Việt Nam

– Hàng hóa tại hội chợ, triển lãm thương mại phải được trưng bày, giới thiệu trong các gian hàng tiêu chuẩn (kích thước 3mx3m) hoặc khu vực tương đương với nhiều gian hàng tiêu chuẩn;

– Có đầy đủ các dịch vụ phục vụ gồm: Điện, nước, an ninh, vệ sinh.

Điều kiện để hàng hóa có thể được trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại

Hàng hóa muốn được trưng bày thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:

– Phải ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa giới thiệu, trưng bày ở tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam theo các quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hóa.

– Việc thực hiện trưng bày hàng giả, hàng có sự xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật ở tại hội chợ, triển lãm thương mại phải được nêu rõ trong nội dung khi thương nhân làm thủ tục đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Khi trưng bày hàng hóa thì thương nhân phải niêm yết rõ ràng đó là hàng xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.

– Việc sử dụng chủ đề hay là tên của hội chợ, triển lãm thương mại không được trái với pháp luật, phong tục, tập quán, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của nước Việt Nam. Trong trường hợp mà có sử dụng từ ngữ để quảng bá danh hiệu, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc là uy tín thì phải có được bằng chứng để chứng minh cho danh hiệu, chất lượng phù hợp với các yêu cầu của triển lãm thương mại đã được đăng ký.

– Và việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia vào hội chợ, triển lãm thương mại ở nước Việt Nam, việc tạm xuất tái nhập hàng hóa hay dịch vụ tham gia vào hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hải quan, và những quy định pháp luật có liên quan khác

Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

  • Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại

+ Tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;

 + Tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có);

 + Thời gian, địa Điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;

 + Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại;

+ Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố hoặc danh nghĩa quốc gia Việt Nam.

  • Quy trình  đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

♦Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ theo mẫu tại Sở Công Thương nơi thực hiện tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

Thời hạn đăng ký: Tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.

♦Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.

♦Bước 3: Thương nhân tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

♦Bước 4: Thương nhân, tổ chức báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận. (theo mẫu tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP).

Thời hạn thực hiện: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Thương mại 2005.
  • Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

 

Xem thêm:

>> Bán Hàng Không Rõ Nguồn Gốc, Xuất Xứ Có Thể Bị Phạt Đến 200 Triệu Đồng <<
>> Thủ Tục Công Bố Sản Phẩm Đối Với Mỹ Phẩm <<



 

social