• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, vai trò của luật sư ở Việt Nam hiện nay ngày càng được thể hiện được rõ nét.

Theo quy định tại Điều 2 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) : “ Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).” 

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Theo quy định tại Điều 3 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012), chức năng xã hội của luật sư là: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Luật sư và nghề luật sư đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội. Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật. Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua các hoạt động sau:

1. Luật sư trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật, không bị sai lầm  bằng việc giám sát. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trong cả nước và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người, mọi vùng miền phải có  đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật.

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tố tụng

– Trong lĩnh vực tham gia tố tụng: Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là người bào chữa cho các bị can, bị cáo người bị tạm giữ trong các vụ án Hình sự hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, ly hôn, người bị hại trong các vụ án hình sự…

Ngoài ra luật sư cũng trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên; người có nhược điểm về thể chất tâm thần; người có khung hình phạt cao nhất là tử hình… theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở yêu cầu trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc của Cơ quan tiến hành tố tụng.

– Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng:

Khoản 1 Điều 29 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012)  quy định về Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư như sau:

“1. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động”.

Luật sư sẽ cùng người dân hoặc thay mặt người dân – những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý để làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động,khiếu nại…

3. Luật sư có vai trò rất lớn trong việc giúp cá nhân, tổ chức hiểu biết pháp luật và thực hiện đúng pháp luật

Theo quy định tại  Điều 28 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012)như sau:

“1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.

Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật:  Luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn cho các doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác…

4. Luật sư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây dựng pháp luật

– Hoạt động tuyên truyền, phổ biến  pháp luật: Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân, do đó, không bị áp lực bởi sự quản lí của nhà nước. Họ là những người gần gũi, gần nhân dân, hiểu được nhân dân, do đó khi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho nhân dân một cách dễ hiểu nhất. Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luất, Luật sư không đứng cùng phía với Nhà nước để Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

– Hoạt động đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, và hội nhập kinh tế quốc tế: Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo . Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố…

5. Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác

      Điều 30 Luật luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định về Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư quy định như sau:

“1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

  1. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Với sự đóng góp quan trọng và đầy ý nghĩa của luật sư đối với Nhà nước, xã hội nên ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là “Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam” theo  Quyết định 149/QĐ-TTg.

Đồng thời, việc tổ chức Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:

- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức

- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động luật sư, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.


Nguồn: Sưu tầm


Xem thêm:

>> Mẫu Hợp Đồng Lao Động Mới Nhất Áp Dụng Từ 2021 <<

>> Thay Đổi 07 Loại Giấy Tờ Có Lợi Cho Công Dân <<


social