• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Thứ nhất, về hình thức hợp đồng:

Hợp đồng có thể được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, để tránh những tranh chấp phát sinh sau này do sự không minh bạch, rõ ràng … thì hợp đồng cần được thể hiện dưới dạng văn bản. Đây cũng là cơ sở pháp lý để có thể chứng minh và đảm bảo quyền lợi của các bên.

Thứ hai, về chủ thể giao kết hợp đồng:

Các bên cần kiểm tra tư cách của người giao kết hợp đồng có đúng pháp luật hay chưa? Đó là người đại điện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền?

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền và cũng cần xem xét kỹ nội dung trong giấy ủy quyền như: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền, giấy ủy quyền có được đóng dấu hợp lệ không ... Nếu không chẳng may có tranh chấp xảy ra thì chính việc giao kết hợp đồng với người không đúng thẩm quyền sẽ khiến cho hợp đồng có thể bị vô hiệu.

Thứ ba, về nội dung hợp đồng:

Khi ký kết hợp đồng thì các bên cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung cơ bản cần có trong một hợp đồng. Đặc biệt, để tránh thiếu sót điều khoản thì các bên cần phải lưu ý các điều khoản nào bắt buộc phải có trong hợp đồng, điều khoản nào có thể thỏa thuận và điều khoản nào không thỏa thuận thì sẽ được thực hiện theo pháp luật. Cụ thể, về các điều khoản trong một hợp đồng có thể được chia thành 03 nhóm sau đây:

 

 

 

Lưu ý: Các bên cần thỏa thuận rõ điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện hợp đồng cũng như các điều khoản nhằm hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra như: Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng; Điều khoản về giải quyết tranh chấp ...

Thứ tư, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng

Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng cần phải được sử dụng một cách mạch lạc, rõ ràng, tránh những từ mang nghĩa "bóng", hàm ý, dễ hiểu lầm, hiểu sai hoặc các từ viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa ...

Và hơn hết, các bên nên đọc kỹ từng câu, từng chữ trong hợp đồng để có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn.

Cuối cùng, về thực hiện hợp đồng:

Các bên cần chú ý tới "Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng": có thể hiệu lực ngay sau khi giao kết hay bắt đầu từ một ngày nào đó do hai bên ấn định hay có cần đáp ứng điều kiện nào thì hợp đồng mới có hiệu lực hay không? Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì các bên phải thực hiện đúng các nội dung đã giao kết trong hợp đồng.

Rủi ro với các tình huống phát sinh chưa được giao kết trong hợp đồng:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì có thể phát sinh những tình huống khó khăn, bất lợi mà các bên không thể tiên lượng trước được thì để giải quyết các tình huống này, các bên có thể thỏa thuận với nhau để sửa đổi, bổ sung điều chỉnh lại hợp đồng cho phù hợp hoặc hủy bỏ một hoặc toàn bộ hợp đồng. Tuy nhiên, các thỏa thuận này phải được cả 02 bên đồng ý.

Nguồn: Thư viện pháp luật

social