• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Vay tiền không cần thế chấp đang là xu thế mới hiện nay. Với ưu điểm dễ dàng, nhanh gọn và không cần thế chấp tài sản nên rất nhiều khách hàng đã lựa chọn dịch vụ này. Trong suy nghĩ của một bộ phận lớn khách hàng, sử dụng dịch vụ vay tiền không cần thế chấp tức là đã nắm được đằng "chuôi". Nhưng sao vẫn có một bộ phận lớn người dùng bị lừa đảo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết:

Hoạt động vay tiền diễn ra "rầm rộ" ở mọi nơi

 Từ quán ăn, trường học, cột điện, trụ ATM cho đến...gốc cây cũng được trưng dụng để dán những tờ rơi quảng cáo cho vay tiền. Dịch vụ này đang diễn ra ngày càng sôi nổi và rầm rộ ở khắp mọi nơi chứ không còn sôi động mỗi dịp cuối năm như trước. Với những lời quảng cáo "bắt tai" và quảng cáo nhan nhản khắp mọi nơi. Chỉ cần liên hệ theo số điện thoại được giới thiệu sẵn, bạn có thể gặp một cá nhân hoặc tổ chức nào đó cho vay tiền mà không cần thế chấp tài sản. Khác với các ngân hàng khi phát hành gói cho vay tín chấp cần phải chứng minh thu nhập hàng tháng. Một số đơn vị, tổ chức tài chính này có thủ tục đơn giản hơn. Hồ sơ vay chỉ cần giấy tờ lái xe, chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu.


Cần tiền mua xe? Cần tiền mua đồ nội thất? Alo ngay số điện thoại có sẵn và được hướng dẫn chi tiết chỉ sau 5 phút. Nhanh gọn, lãi suất phù hợp, không cần tài sản đảm bảo - đó là lý do khiến cho hoạt động vay tiền không thế chấp rất được khách hàng tin dùng và sử dụng thường xuyên. 

Miếng ngon" đối với các khách hàng?
Các khách hàng cho rằng khi vay tiền không thế chấp tức là chúng ta không phải giao tài sản cho người cho vay. Nếu bạn là người đi vay, bạn vẫn được quyền kiểm soát và sử dụng tài sản của mình. Bên cho vay chỉ giữ giấy tờ về tài sản để làm cơ sở ràng buộc giữa đôi bên (giấy tờ xe, chứng minh nhân dân photo). Vì vậy nên các khách hàng vẫn cho rằng bên cho vay là bên nhận rủi ro cao hơn. 

Cũng dễ hiểu vì vậy mà nhiều khách hàng quyết định "đánh liều" vay tiền mà không trả dù đã đến hạn. Nhưng điều này rất nguy hiểm vì khách hàng hoàn toàn có thể bị phía công ty cho vay kiện lên tòa án bất cứ lúc nào do đã vi phạm quy định tại điều 474 BLDS 2005 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Đồng thời họ có thể sẽ vi phạm Điều 140 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
“Người nào có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trì từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Hãy cẩn thận với cạm bẫy!


Từ trước đến nay đã xảy ra rất nhiều vụ việc công ty hoặc cá nhân lợi dụng uy tín của đơn vị cho vay lừa đảo người đi vay. Họ đã dùng đến một số chiêu thức để lừa đảo các khách hàng :
    + Đóng phí làm hồ sơ thủ tục vay.
    + Người cho vay bắt buộc đóng phí trước khi giải ngân.
   + Ngoài ra, trong hợp đồng có thêm những khoản phí phát sinh lớn nhỏ.
Đây là các trường hợp do người đi vay không trang bị đầy đủ kiến thức cho mình, dễ dàng tin tưởng và không đọc kỹ hợp đồng cho vay. Trước khi bạn đăng ký vay hay có ý định vay đơn vị nào thì công việc đầu tiên là bạn hãy tìm hiểu đơn vị đó thật rõ rồi mới quyết định xem có nên vay hay không. Đa phần các công ty cho vay không bắt khách hàng phải đóng phí làm hồ sơ thủ tục vay cũng như không phải đóng phí trước khi giải ngân. Những công ty yêu cầu hai điều trên thường là có dấu hiệu lừa đảo tiền của khách hàng rồi "mất hút".

Ngoài ra, họ còn cẩn thận cài cắm các khoản phí phát sinh và điều khoản vào trong các hợp đồng. Khi vay tiền, các khách hàng thường có xu hướng đọc qua loa rồi mới đặt bút ký nên chỉ đến khi "Tiền mất tật mang" mới bắt đầu để ý. Các khoản phí phát sinh này mới nhìn tuy nhỏ nhưng nếu thời hạn vay kéo dài từ 12 tháng trở lên, nó sẽ gộp thành một khoản phí tổn rất lớn.
Cần làm gì để không gặp "cạm bẫy" khi vay tiền thế chấp?
Hãy luôn tìm hiểu kỹ đơn vị cho vay. Thường các đơn vị cho vay uy tín đều có tên tuổi, địa chỉ cơ quan, ngày tháng thành lập, mã số thuế rõ ràng. Đội ngũ nhân viên và các kênh tiếp thị của họ cũng rất chuyên nghiệp, tác phong nghiêm chỉnh và luôn thân thiện với khách hàng. Sau quá trình tìm hiểu đầy đủ về đơn vị cho vay (3-5 ngày) thì bạn mới nên ký kết hợp đồng cùng họ.

Và hãy nhớ rõ khi lập hồ sơ vay, các công ty không bắt buộc người vay phải đóng phí làm thủ tục trước. Nếu có thì đó chỉ là một số tiền rất nhỏ và được niêm yết rõ ràng trên website hoặc bảng báo giá dịch vụ của công ty. Đồng thời hãy kiểm tra cẩn thận từng điều khoản trong hợp đồng, hỏi rõ về những khoản phí và điều lệ được ghi trong hợp đồng. Nếu thấy bất thường, bạn hoàn toàn có thể hỏi thật rõ ràng thay vì "nhắm mắt đưa tay" vào hợp đồng ký kết giữa hai bên. 

Chúc bạn luôn luôn tỉnh táo!

 Nguồn Sưu Tầm

social