• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Hàng hóa xuất khẩu cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03/04/2018 về xuất xứ hàng hóa.

Khái niệm

 (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định khu vực thương mại tự do, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.

Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin sau

+ Người gửi hàng;  người nhận hàng,

+ Thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải.

- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận.

- C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.

Đối tượng phải thực hiện thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại 2 đối tượng như trên

Trường hợp không thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thì bị xử lý như thế nào?

- Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hàng vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, nhập khẩu mà không có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì thương nhân sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm.

- Ngoài ra sẽ còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)

C/O mẫu E (ASEAN - Trung Quốc). Chi tiết về CO mẫu E tại đây.

C/O form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu)

C/O mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc)

C/O mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản)

C/O mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản)

C/O mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ)

C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand)

C/O mẫu VC (Việt Nam - Chile)

C/O mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia)

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân với Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thương nhân hoặc người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Danh Mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất cứ hàng hóa (cấp C/O)

Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh:

Luật Việt An sẽ hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo đơn cho doanh nghiệp;

  1. Mẫu C/O

Mẫu Giáy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh

  1. Tờ khai xuất khẩu:

Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;

  1. Bản sao hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)

(đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

  1. Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương: (Bill of Lading)

(Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;

  1. Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu (Packing List)

Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo

  1. Bản khai báo xuất xứ

Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.

  1. Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa

(Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

  1. Các giấy tờ khác:

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Lưu ý:

Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.

Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu doanh nghiệp có đủ hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên: 02- 03 ngày làm việc;

Mọi thông tin dịch vụ chi tiết liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Chứng nhận C/O) Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt để được tư vấn chi tiết!


Xem thêm:

>>Dọn Dẹp Cuối Năm - An Tâm Đón Tết<<
>>HTDNV Triển Khai Chính Sách Ưu Đãi HẤP DẪN Dành Cho CTV & ĐVHT<<


social