• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Kế toán thuế là cụm từ không xa lạ gì đối với bất kì doanh nghiệp nào, khi doanh nghiệp ra đời bắt buộc phải có bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp đi vào hoạt động và tồn tại trong sự quản lý của pháp luật.

KẾ TOÁN THUẾ LÀ GÌ ?

Kế toán thuế là công việc không phải đơn giản cho một nhân viên kế toán mới bắt đầu công việc và đặc biệt là những sinh viên kế toán mới ra trường. Bởi vì, ngoài kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ, kế toán thuế còn đòi hỏi phải có những cách ứng xử chuyên nghiệp, khôn khéo và những cẩm nang bỏ túi làm hành trang trong công việc.

Kế toán thuế có vai trò như là một cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhờ các công việc của kế toán thuế đã giúp cho nhà nước quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn.

Kế toán thuế đồng thời cũng giúp cho các doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định và thực hiện báo cáo thuế đúng quy định của nhà nước một cách rõ ràng và minh bạch.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI DÂN KẾ_BẠN NÊN XEM QUA NHÉ 

  • Cẩn thận: Kế toán là công việc cần sự cẩn thận, tỷ mỉ, chỉ một sai sót nhỏ của kế toán có thể khiến DN phải điêu đứng. Kế toán viên phải luôn cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu, xử lý số liệu…
  • Trung thực: Bởi kế toán luôn gắn liền với vấn đề tài chính, tiền bạc nên kế toán phải luôn thực hiện đúng quy định, cung cấp thông tin chính xác để đối tưởng sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định và việc làm đúng đắn.
  • Năng động, sáng tạo là người có kiến thức tổng hợp tốt để có thể quản lý, phân tích, tổng hợp dữ liệu và thông tin một cách chính xác, tham mưu cho lãnh đạo những ý kiến, chiến lược phù hợp với sự phát triển của DN.

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN THUẾ - BẠN CÓ BIẾT ??? 

  • Hàng năm:
    - Công việc đầu năm: Nộp thuế Môn Bài
    - Công việc cuối năm:
      Quyết toán thuế TNDN
      Quyết toán thuế TNCN
      Lập Báo cáo tài chính: Bảng cân đối Kế toán
    - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
    - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
    - Thuyết minh Báo cáo Tài chính
    - Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản

  • Hàng quý: Làm báo cáo thuế quý, các loại báo cáo cần nộp
    - Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
    - Lập Bảng kê Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
    - Lập tờ khai thuế GTGT( nếu có)
    - Lập tờ khai thuế TNCN( nếu có)
    Tuy nhiên đó là các công việc mà kế toán Thuế chúng ta phải làm hàng Quý. Các bạn đừng quên công việc của người kế toán thuế Hàng tháng phải thực hiện cho tháng cuối cùng thuộc Quý.
    - Hạn nộp báo cáo quý là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

  • Hàng tháng: Kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng.

  • Hàng ngày: Thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn - chứng từ kế toán

TRÁCH NHIỆM CỦA KẾ TOÁN THUẾ

Trách nhiệm của kế toán thuế cơ bản :

  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
  • Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra.
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn Cty, phân loại theo thuế suất, theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
  • Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của Cty. Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở, giữa báo cáo với quyết toán.
  • Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm, hoàn thuế khi có phát sinh. Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất.
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp đề xuất biện pháp xử l.
  • Hàng tháng lập chứng từ báo cáo thuế. Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế .
  • Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT, vận chuyển nội bộ theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
  • Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh .
  • Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận). Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
  • Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn (mở sổ giao và ký nhận). Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
  • Hàng quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở. Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo qui định của Luật thuế hiện hành.

HÀNH TRÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT CÓ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN KẾ TOÁN DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP. CHÚNG TÔI CÓ THỂ GIÚP MỌI CHỦ DOANH NGHIỆP _ HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY KHI BẠN CÓ NHU CẦU NHÉ!

social