• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Bạn có công nhận rằng việc xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ những gì mình và đội ngũ nhân viên của mình xây dựng ra bằng mồ hôi nước mắt lại càng khó. Nếu không hiểu biết các quy định của pháp luật thì nó lại càng trở lên khó khăn cho thương hiệu của bạn – bạn phát triển, kinh doanh bằng thương hiệu đó trước nhưng lại có người đăng ký bảo hộ nó trước bạn thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị tước mất thương hiệu – thứ lẽ ra phải thuộc về bạn.

1. Như thế nào là một mẫu nhãn hiệu, thương hiệu chuẩn?


Một mẫu nhãn hiệu/thương hiệu chuẩn sẽ bao gồm 03 phần: Logo + Tên thương hiệu + Slogan của công ty

Có thể lấy một ví dụ:

– Mẫu thương hiệu/nhãn hiệu của Hành Trình Doanh Nghiệp Việt, bao gồm:

+ Phần logo: Phần hình

+ Phần tên thương hiệu: HÀNH TRÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT

+ Phần slogan: Cùng Nhau Vững Bước Thành Công

Vậy nếu nhãn hiệu/thương hiệu “chưa chuẩn” có thể đăng ký bảo hộ được không?

Câu trả lời là Được! Nếu nhãn hiệu/thương hiệu của bạn chưa kịp thiết kế logo, chưa nghĩ ra slogan bạn vẫn có thể bảo hộ tên thương hiệu trước để giữ quyền ưu tiên. Mọi thủ tục còn lại bạn có thể tự bổ sung hoặc liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ cho bạn thủ tục trọn gói nhé!

2. Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Do tính đặc thù nên thời gian để xem xét đơn, cấp văn bằng bảo hộ là rất dài. Tổng thời gian bảo hộ có thể kéo dài từ 12-18 tháng tuỳ trường hợp!

– Thẩm định về mặt hình thức từ 1-2 tháng

– Đăng công báo trong 1 tháng

– Thẩm định về mặt nội dung từ 9-12 tháng

– Quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ 01-03 tháng

Thời gian này còn có thể kéo dài hơn nếu Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận quá nhiều yêu cầu bảo hộ, mẫu nhãn hiệu phức tạp, phạm vi bảo hộ rộng… Vì thời gian kéo dài, nên trước khi nộp đơn đăng ký bạn nên tra cứu nhãn hiệu định bảo hộ trước để đỡ mất thời gian chờ đợi, mất công sức, tiền bạc để phát triển thương hiệu nhé!

Văn bằng bảo hộ khi được cấp sẽ có giá trị trong vòng 10 năm. Sau 10 năm, trước khi hết hạn bạn sẽ phải làm thủ tục gia hạn để tiếp tục sở hữu độc quyền thương hiệu của bạn.

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm những gì?
Một hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu độc quyền nộp cho Cục sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Tờ khai theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ

– 09 mẫu nhãn thương hiệu

– Bản mô tả thương hiệu đính kèm

– CMND bản sao (Đối với cá nhân), bản sao ĐKKD (Đối với pháp nhân)

Bạn sẽ chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu, phạm vi sản phẩm/dịch vụ bạn muốn bảo hộ thương hiệu của mình. Mọi công việc còn lại nếu bạn cần dịch vụ thì liên hệ chúng tôi hỗ trợ nhé! Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, đăng ký thương hiệu độc quyền: 0909 206 247

4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn sẽ phải nộp hồ sơ xin bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu/logo công ty tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hiện tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, hai văn phòng đại diện tại TPHCM và Đà Nẵng:

– Tại Hà Nội: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

– Tại TPHCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Như vậy, dù bạn có ở bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước thì đều phải nộp hồ sơ bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ có văn phòng tại 03 tỉnh thành phố nêu trên.

5. Bảo hộ logo công ty tốn bao nhiêu chi phí?
Chi phí bảo hộ thương hiệu sẽ phụ thuộc vào 02 yếu tố:

– Mẫu nhãn hiệu/thương hiệu của bạn đã chuẩn chưa? Có khả năng bảo hộ không?

– Phạm vi bạn muốn bảo hộ nhãn hiệu/thương hiệu của mình: Phạm vi bảo hộ càng rộng thì thời gian bảo hộ càng lâu, chi phí bảo hộ càng cao (Số nhóm đăng ký nhiều)

Dựa trên 02 tiêu chí trên, nếu bạn sử dụng dịch vụ chúng tôi sẽ tư vấn tối ưu chi phí và trình tự được liệt kê trong hợp đồng dịch vụ cung ứng.

6. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Để tiến hành thủ tục đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu độc quyền bạn cần tiến hành các bước sau đây:

Bước 01: Chuẩn bị mẫu nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ thương hiệu của mình

Bước 02: Tra cứu nhãn hiệu (Không bắt buộc, nhưng khuyến khích thực hiện để tránh lãng phí thời gian và công sức khi đăng ký nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó)

Để xác định trước nhãn hiệu/thương hiệu có khả năng bảo hộ không trước khi nộp đơn. Tránh mất thời gian chờ đợi, công sức, tài chính phát triển một thương hiệu/nhãn hiệu không thể bảo hộ.

Với 01 khoản tài chính nhỏ, bạn có thể xác định rõ tương lai của nhãn hiệu trước khi nộp đơn, tiết kiệm được nhiều khoản tài chính lớn!

Bước 03: Lập hồ sơ bảo hộ thương hiệu, nộp hồ sơ bảo hộ tại cục SHTT đang thuộc địa bàn công cty bạn đang hoạt động.

Bước 04: Theo dõi đơn đăng ký bảo hộ

Trong quá trình xem xét đơn, Cục SHTT có thể đưa ra các quan điểm về hình thức, nội dung đơn, mẫu nhãn hiệu, phạm vi bảo hộ, từ chối hoặc đồng ý bảo hộ. 

Bước 05: Nhận văn bằng bảo hộ

Sau khi có thông báo của Cục SHTT, chủ đơn sẽ đóng phí và nhận văn bằng bảo hộ, kết thúc quá trình!

social