• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Trong Khoản 1 Điều 43 LDN 2020 quy định rằng: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tại sao ngày nay các doanh nghiệp nên sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu truyền thống. Hãy cùng tìm hiểu sau đây.

 

Khái niệm "Chữ ký số"?
Đã được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:"Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a)    Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b)    Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

•    Có thể hiểu đơn giản, Chữ ký số là một tập con của chữ ký điện tử. Có thể dùng định nghĩa về chữ ký điện tử cho chữ ký số.
•    Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video...) nhằm mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
•    Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc truyền thống như hiện nay.
•    Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”. Những quy định mới về dấu của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu trên là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Vì:
Ta có thể thấy:

  1. Ngày nay, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới, các doanh nghiệp coi chữ ký số như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động giao dịch qua Internet, nó giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp doanh nghiệp yên tâm với giao dịch của mình.
  2. Việc áp dụng chữ ký số đã giảm thiểu chi phí công văn giấy tờ theo lối truyền thống, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hành lang pháp lý, giao dịch qua mạng với cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng điện tử,…
  3. Sử dụng chữ ký số giúp hạn chế tình trạng làm giả con dấu hay lợi dụng sử dụng con dấu không đúng thẩm quyền. 
  4. Doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn vào việc phân cấp quản lý và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn đối với người quản lý. Cùng với đó, cá nhân, tổ chức khác khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp sẽ nhận thức rõ hơn, yêu cầu chặt chẽ hơn về quyền hạn, thẩm quyền của các bên. 

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp chữ ký số cho cá nhân và các doanh nghiệp với tính năng ngày càng được cải thiện, dẫn đàu trong số đó là các chữ ký số của các nhà cung cấp uy tín như viettel, FPT, BKAV,…. Các nhà cung cấp này đều đã qua qua trình kiểm tra và sử dụng của cơ quan nhà nước và có văn bằng chứng chỉ bảo đảm về tính chính xác, bảo mật với các mức giá phải chăng, dần dần giúp cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cân đến một cách dễ dàng hơn. 
Thực tế ngày nay các thủ tục về thuế của doanh nghiệp đều bắt buộc sử dụng chữ ký số để nộp và khai thuế trên trang thuedieentu.gov.vn, vì thế có thể xem việc sử dụng chữ ký số đã được bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Đối với cá nhân và hộ kinh doanh cá thể thì việc sử dụng chữ ký số trong khai và nộp thuế chưa bắt buộc.


*Kết luận: Việc sử dụng Chữ ký số là việc khá phổ biến cho các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, chỉ sử dụng đối với hình thức công ty. Hi vọng những thông tin quy định của Nghị định về "Chữ ký số" và phần bình luận của tôi đã đưa ra sẽ giúp các bạn có quyết định chính xác cho việc đăng ký một "Chữ ký số" cho doanh nghiệp mình. 

Nguồn tổng hợp

social