• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

 

 

1. Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là quá trình xác định các khoản thuế mà đơn vị cần phải nộp thông qua việc kiểm tra lại toàn bộ khối lượng, tính hợp lệ của những số liệu thuộc các khoản thuế của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây là trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

Bản chất của việc quyết toán thuế chính là xác định rõ những khoản thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế và tập hợp chính xác các số liệu thống kế có trong các khoản thu thuế đó. Việc quyết toán này được thực hiện một lần trong năm, tuy nhiên, nếu có yêu cầu bất thường từ cơ quan thuế, bạn sẽ phải cung cấp thông tin về thuế mà công ty đã hoặc đang chuẩn bị nộp.

2. Phân loại quyết toán thuế

Theo quy định của pháp luật thì quyết toán thế được chia thành 3 loại:

2.1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Quyết toán thuế TNCN là quá trình mà cá nhân thực hiện để tự kê khai và tính toán số thuế cần nộp trong một năm, bao gồm cả việc xác định số thuế phải nộp thêm, hoàn trả số tiền thuế đã nộp thừa và áp dụng bù trừ thuế vào kỳ tiếp theo.

Cá nhân nếu có thu nhập từ một nguồn hoặc nhiều nguồn khác nhau mà thuộc khung thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải thực hiện quyết toán thế TNCN. Việc này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chúc nơi cá nhân đó đang công tác.

Người nộp thuế thu nhập cá nhân cần quyết toán thuế và nộp tiền thuế (nếu có) trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (chậm nhất là ngày 30/3 dương lịch).

2.2. Quyết toán thuế TNDN

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là việc mà doanh nghiệp kê khai số thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước.

Thực hiện kê khai các khoản thế trong năm

Đối với trường hợp doanh nghiệp hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu cũng cần kê khai để cơ quan thuế đưa ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp với mục đích chính để truy thu số thuế.

Ngoài ra, hồ sơ quyết toán thuế hàng năm phải được nộp trước thời hạn 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính theo lịch dương. Đối với doanh nghiệp trong trường hợp sáp nhập, giải thể, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, thời hạn này sẽ là 45 ngày tính từ ngày có quyết định về sự thay đổi của doanh nghiệp.

2.3. Quyết Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng

Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh (trừ hộ gia đình vừa và nhỏ) đều phải thực hiện việc lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm đến cơ quan thuế.

Quyết toán thuế GTGT được thực hiện theo năm dương lịch và hạn cuối đăng ký nộp thuế là không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm đó.

3. Công tác chuẩn bị khi thực hiện quyết toán thuế hàng năm

Vào mỗi cuối kỳ kế toán hàng năm, các doanh nghiệp, đơn vị sẽ tự thực hiện kê khai và tiến hành nộp thế cho cơ quan thuế. Vì vậy, bộ phần kế toán cần chuẩn chị một số chứng từ liên quan để chuẩn bị thực hiện quyết toán như sau:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng.
  • Chứng từ, hóa đơn mua vào và bán ra đi kèm với các tờ khai đã nộp.
  • Các giấy tờ chứng minh việc nộp tiền thu.
  • Biểu mẫu quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 05/KK.
  • Biểu mẫu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.
  • Sổ cái của các tài khoản theo bảng cân đối số phát sinh.
  • Sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
  • Biểu mẫu trích khấu hao tài sản cố định và bảng phân bổ chi phí chung.
  • Biên bản đối chiếu công nợ các năm.
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu.
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả.

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thuế cụ thể mà doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp hồ sơ đầy đủ lên cơ quan thuế. Các quy trình phân bổ, phương pháp tính toán, và quyết toán thuế liên quan đến các loại thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.

4. Một số thắc mắc khi thực hiện quyết toán thuế

Trong quá trình thực hiện QTT, chắc hẳn quý doanh nghiệp có thể gặp phải một chút thắc mắc. Dưới đây là một vài câu hỏi mà chúng tôi nhận được.

4.1. Thời Hạn Quyết Toán Thuế là khi nào?

Doanh nghiệp có thể nộp thuế muộn nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai. Chi tiết như sau:

Nếu khuế khai theo tháng hoặc quý

  • Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Nếu kê khai theo năm

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.

Trong đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.2. Nơi nhận hồ sơ kê khai thuế?

Để nộp tờ khai quyết toán thuế chúng ta có thể nộp thông qua các cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại Cục thuế, nơi mà cá nhân, tổ chức đã đăng ký kê khai trong năm
  • Nộp online thông qua cổng thuế điện tử
  •  

4.3. Cần lưu ý điều gì khi thực hiện quyết toán thuế?

  • Đối với các biểu mẫu quyết toán thuế của tất cả các loại thuế, doanh nghiệp tuân thủ Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
  • Kế toán nộp báo cáo quyết toán thuế hàng năm đầy đủ và đúng hạn để tránh bị xử phạt theo Điều 13 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. 
  • Doanh nghiệp lưu ý hạn cuối (ngày muộn nhất) nộp hồ sơ quyết toán thuế hàng năm có thể không giống nhau giữa các năm và cũng không giống nhau giữa thuế TNDN và thuế TNCN (trong trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch).
  • Trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch (năm tài chính không phải là từ ngày 01/01 đến 31/12 như thông thường), cần phải lưu ý rằng thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN vẫn phải là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch vì với thuế TNCN năm tính thuế là năm dương lịch. Điểm này hoàn toàn khác với thuế TNDN, với thuế TNDN năm tính thuế có thể không trùng với năm dương lịch, mà theo năm tài chính của doanh nghiệp. 

Như vậy việc nắm chắc các quy định cơ bản của pháp luật về quyết toán thuế là rất quan trọng với doanh nghiệp và kế toán, điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước.

5. Các trường hợp phải quyết toán thuế là gì?

5.1. TH1: thuế TNCN

  • Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế: Quyết toán thuế từ khoản thuế TNCN, cá nhân cần nộp thuế theo tiền lương, tiền công. Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam. Trong trường hợp cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc nộp thừa, sẽ được xử lý trong kỳ khai thuế tiếp theo.
  • Đối với cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cá nhân có thể ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công khi đảm bảo các điều kiện quy định.
  • Đối với tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tổ chức thực hiện quyết toán thuế TNCN cho thu nhập là tiền lương hoặc tiền công của người lao động và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

5.2. TH2: Thuế TNDN

Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

5.3. TH3: Thuế GTGT

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và là đối tượng phải quyết toán thuế theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng.

6. Quy định về mức phạt đối với hành vi chậm nộp và không nộp hồ sơ quyết toán thuế

Mức phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ quyết toán thuế năm được quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

(i) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

(ii) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại (i).

(iii) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

(iv) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

(iv.1) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

(iv.2) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

(iv.3) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

(iv.4) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

(v) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Nguồn: Amis.vn

 

social