• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Lĩnh vực trồng trọt là một trong những ngành quan trọng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vậy xin cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật trồng trọt 2018;
  • Luật đầu tư năm 2014;

1. Khái niệm giấy phép kinh doanh giống cây trồng

Giấy phép kinh doanh giống cây trồng là loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân sở hữu nó tổ chức một hoặc một số hoạt động kinh doanh liên quan đến các loại giống cây trồng theo quy định của Luật trồng trọt 2018.

2. Điều kiện cần đáp ứng để xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng

Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh chính về lĩnh vực giống cây trồng thì cần phải có được đầy đủ những điều kiện gồm:

  • Phải thuê hay có nhân viên để thực hiện kiểm nghiệm và có thiết bị để kiểm nghiệm đối với chất lượng của những loại giống cây để kinh doanh.
  • Cần có các nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo đủ năng lực nắm vững về những kỹ thuật để bảo quản đối với giống cây trồng và nhận biết đối với các loại giống cây để hoạt động kinh doanh.
  • Có cơ sở vật chất đảm bảo về kỹ thuật và có địa điểm để hoạt động kinh doanh phải phù hợp trong việc kinh doanh đối với mỗi cấp giống và mỗi loại giống.
  • Phải có giấy CN đăng ký kinh doanh, nội dung trong đó có thông tin về mặt hàng của giống cây trồng.

Cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất chính về giống cây trồng nhằm mục đích về thương mại thì sẽ cần phải đạt đầy đủ những điều kiện bao gồm:

  • Cần có địa điểm để thực hiện sản xuất về giống cây trồng phải được phù hợp về quy hoạch thuộc ngành Thuỷ sản, ngành Nông nghiệp và phải phù hợp đối với các yêu cầu của mỗi cấp giống, mỗi loại giống khi sản xuất và đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường dựa vào quy định theo pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, về thuỷ sản và kiểm dịch và bảo vệ thực vật.
  • Phải có giấy CN đăng ký kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh giống cây trồng.
  • Thuê hay có các nhân viên có trình độ kỹ thuật đã được đào tạo trong việc bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt.
  • Có các trang thiết bị và cơ sở vật chất về kỹ thuật cần phải phù hợp về các quy trình tiến hành sản xuất đối với mỗi cấp giống, mỗi loại giống được ban hành từ Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

3. Thủ tục thành lập công ty giống cây trồng

3.1. Hồ sơ chuẩn bị

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
  • Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần);
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    - Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    - Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    - Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
    - Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền;

3.2. Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: Dangkykinhdoanh.gov.vn

3.3. Nhận kết quả

Sau 03 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

4. Trình tự và thủ tục xin giấy phép kinh doanh giống cây trồng

4.1. Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh giống cây trồng (mẫu theo quy định pháp luật).
  • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, nội dung trong đó có thông tin về mặt hàng kinh doanh giống cây trồng (01 bản chính).
  • Quyết định trong việc quy hoạch đối với vị trí của khu vực để kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng (01 bản chính).
  • Báo cáo về vị trí, diện tích, địa điểm ở trên bản đồ, bản sơ đồ về khu vực kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng (01 bản chính).
  • Báo cáo về số liệu thống kê của danh mục đối với kỹ thuật, cơ sở vật chất để phục vụ kinh doanh, sản xuất giống cây trồng (01 bản chính).
  • Bản báo cáo về danh sách của các nhân viên lao động, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất về giống cây trồng ở đơn vị (01 bản chính).

4.2. Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận Hồ sơ.

  • Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Chi cục Lâm nghiệp.
  • Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
  • Trình tự:
    - Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
    - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ.

  • Lãnh đạo Chi cục đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh.
    Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh xác minh các điều kiện cần thiết theo quy định cho sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp của chủ đơn và lập biên bản kết quả đánh giá, thẩm định.
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào Biên bản kết quả đánh giá của Tổ thẩm định điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và ý kiến đề nghị của Chi cục Lâm nghiệp để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

Trường hợp không công cấp giấy chứng nhận với lý do bác đơn thì trả lời cụ thể bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

  • Chi cục Lâm nghiệp nhận lại chứng chỉ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trả cho tổ chức, cá nhân.

4.3. Thời hạn giải quyết

Không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

4.4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố.
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổ thẩm định điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, Chủ cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp

5. Lời kết

Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thủ tục mở, thành lập công ty giống cây trồng".
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:

HTDNV GROUP - UY TÍN - TỐI ƯU - TIẾT KIỆM

social