• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

Thủ tục thành lập doanh nghiệp được xem là bước đầu quan trọng cho việc kinh doanh và là tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hay thủ tục sáp nhập công ty sau này.
Ước tính, mỗi năm, tại Việt Nam có đến hàng chục nghìn công ty mới được thành lập và nhu cầu tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty là rất lớn.
Trong bài viết này, HTDNV Group sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn đọc về các bước thực hiện thủ tục này đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

1. Thành lập công ty là gì?

Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

2. Những điều kiện cần đáp ứng để thực hiện các thủ tục thành lập công ty

Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, cần đáp ứng những điều kiện sau:

2.1. Chủ sở hữu và người đại diện pháp luật

Độ tuổi đủ 18 trở lên, có giấy chứng thực pháp lý hợp lệ (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu) còn thời hạn và không thuộc nhóm các trường hợp bị cấm thành lập công ty.

2.2. Địa chỉ công ty

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cần tuân theo những quy định của nhà nước.
Trong đó, địa chỉ đặt trụ sở công ty được xác định và không phải là chung cư có chức năng để ở.

2.3. Tên công ty

Không bị trùng giống hoặc gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký thủ tục mở công ty trước đó (trên toàn quốc).

2.4. Vốn điều lệ

Cần xác định rõ vốn điều lệ khi bắt đầu thủ tục đăng ký kinh doanh. Đây là số vốn do chủ đầu tư, các thành viên và cổ đông cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy phép hoạt động) và được ghi rõ trong Điều lệ công ty.

2.5. Xác định ngành nghề kinh doanh

Chủ thể kinh doanh cần xác định ngành nghề được pháp luật cho phép để đăng ký thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đủ những điều kiện mà ngành nghề đó yêu cầu.

2.6. Xác định loại hình công ty

Chủ đầu tư cần chuẩn hóa loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

3. Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty

3.1. Chọn loại hình công ty

Luật Doanh nghiệp hiện hành đang công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Khi có nhu cầu thành lập công ty, đầu tiên các cá nhân, tổ chức cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Khi đó cần hiểu rõ về tính chất, đặc điểm và điều kiện của từng loại hình doanh nghiệp này để biết lựa chọn loại hình nào cho phù hợp.

3.2. Đặt tên công ty

  • Khi đặt tên công ty, các cá nhân, tổ chức cần lưu ý theo quy định của Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020
  • Khi đặt tên công ty, tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó.
    Bạn có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” tra cứu để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác không.

3.3. Đặt trụ sở công ty

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.

3.4. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty ( Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)

3.5. Xác định người đại diện pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Thông thường, chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.

4. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty:
    - Giấy đề nghị đăng ký công ty là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký công ty gửi đến cơ quan thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư)
  • Điều lệ công ty:
    - Điều lệ công ty là bản thỏa thuận giữa các chủ sở hữu công ty/giữa những người sáng lập với nhau và giữa những người sáng lập với những người góp vốn nhằm cam kết, ràng buộc các thành viên trong quy định chung, thống nhất về cách tạo lập, góp vốn, bộ máy tổ chức, quản lý, hoạt động…
  • Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn: Bạn cần chuẩn bị bản sao của một trong các giấy tờ sau đối với mỗi thành viên/cổ đông
    - Chứng minh nhân dân.
    - Căn cước công dân.
    - Hộ chiếu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài
  • Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (nếu người làm thủ tục không phải Đại diện pháp luật)
  • Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

4.1. Nộp hồ sơ đăng ký

a. Nơi nộp hồ sơ

Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ đến:
- Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.

b. Hình thức nộp hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ theo một trong ba hình thức:
- Nộp trực tiếp
- Nộp qua đường bưu điện
- Nộp online qua mạng.

4.2. Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4.3. Khắc con dấu của công ty

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu). Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020 các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.

5. Thủ tục sau khi thành lập công ty

  • Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty
    Kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu lực, bạn cần tiến hành treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty.
  • Đăng ký chữ ký số
    Chữ ký số là một ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp thể ký các văn bản, tài liệu điện tử như là việc ký & đóng dấu các văn bản thông thường.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
    Mỗi doanh nghiệp cần ít nhất một tài khoản ngân hàng (đứng tên theo doanh nghiệp) để sử dụng trong các trường hợp như: nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng, giao dịch khác...
  • Đăng ký khai thuế qua mạng
    - Doanh nghiệp tiến hành đăng nhập hệ thống thuế điện tử (Etax) với tài khoản cấp bởi cơ quan thuế để tiến hành đăng ký các tờ khai cần thiết.
    - Hệ thống thuế điện tử Etax: https://thuedientu.gdt.gov.vn
  • Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài
  • Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
    Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý trong thời hạn quy định.
  • Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

6. Lời kết

Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thủ tục mở, thành lập công ty kinh doanh dịch vụ tư vấn doanh nghiệp".
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:

HTDNV GROUP - UY TÍN - TỐI ƯU - TIẾT KIỆM

social