THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH
Một trong những ngành nghề kinh doanh phát triển mạnh ở nước ta hiện nay đó chính là du lịch, do vậy mà ngày càng nhiều các công ty du lịch được thành lập. Nếu bạn có ý định thành lập công ty du lịch để đầu tư kinh doanh nhưng bạn không biết tiến hành mở công ty du lịch như thế nào? Thủ tục ra sao? Trong bài viết dưới đây, HTDNV Group sẽ cung cấp cho bạn thông tin về thủ tục thành lập một công ty du lịch lữ hành.
1. Thành lập công ty du lịch lữ hành là gì?
Thành lập công ty du lịch là quá trình tạo ra một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành. Bao gồm việc đăng ký công ty, thiết lập mạng lưới đối tác, xây dựng gói tour du lịch, tổ chức các hoạt động du lịch và quảng bá. Mục tiêu là mang đến những trải nghiệm du lịch độc đáo và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
2. Điều kiện thành lập công ty du lịch
- Thành lập doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành du lịch
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị tiền ký quỹ ở ngân hàng. Mức ký quỹ đối với du lịch lữ hành quốc tế là 100 triệu VNĐ. Mức ký quỹ của du lịch nội địa là 20 triệu VNĐ.
- Trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hợp lệ. Thông thường, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch (Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định số 18/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành)
- Xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Công ty lữ hành phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên; Hướng dẫn viên công ty lữ hành phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế theo đúng quy định. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; hướng dẫn viên nội địa chỉ được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam.
- Người đại diện, chủ công ty, giám đốc của công ty du lịch hoặc người quản lý kinh doanh lữ hành phải là người có bằng cấp về lữ hành, tối thiểu là bằng trung cấp. Còn nếu chỉ có những bằng khác thì cần có chứng chỉ tối thiểu ở trình độ trung cấp của nghiệp vụ du lịch lữ hành trong nước. Cụ thể theo thông tư 6/2017 của Bộ VHTT& DL thì các loại bằng cấp sau sẽ được chấp nhận: Du lịch lữ hành; Quản trị lữ hành; Quản lý, kinh doanh du lịch; Du lịch; Điều hành tour; Marketing du lịch hoặc Quản trị du lịch và lữ hành.
3. Thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành
3.1 Hồ sơ thành lập công ty du lịch bao gồm
a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
b) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
c) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
3.2 Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.
- Đối tượng đi nộp hồ sơ: với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp, hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.
3.3 Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nều như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3.4 Các bước cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
- Kê khai và nộp thuế môn bài
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
- Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc nội địa.
4. Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành
4.1 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mức tiền là 20.000.000 đồng;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
b) Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2 Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo phạm vi hoạt động 50.000.000 đồng với phạm vi kinh doanh đón khách nước ngoài vào Việt Nam và 100.000.000 đồng với phạm vi kinh doanh đưa khách Việt Nam ra nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định.
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
b) Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép kinh doanh công ty du lịch". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễ phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
Điều kiện để kinh doanh môn thể dục thẩm mỹ là gì? Trình tự hồ sơ, thủ tục trọn gói, giá rẻ 2024
Dịch vụ thành lập, điều kiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bóng rổ quy mô nhỏ uy tín, trọn gói
Dịch vụ thành lập, thủ tục cấp phép kinh doanh môn mô tô nước trên biển theo quy định mới nhất
Kinh doanh bán lẻ xăng dầu cần những loại giấy tờ gì? Điều kiện, hồ sơ thủ tục uy tín, trọn gói
Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật