Ngành công nghiệp hóa chất hiện nay rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và hội nhập với các nước trên thế giới.
Kinh doanh hóa chất là một ngành kinh doanh có điều kiện. Khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh hóa chất, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Vậy những thủ tục đó ra sao? Hãy cùng HTDNV Group tìm hiểu rõ về những thủ tục đó nhé!
1. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là gì?
Kinh doanh hóa chất là hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất là chứng từ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp.
2. Điều kiện kinh doanh hóa chất
2.1. Điều kiện để sản xuất hóa chất thuộc danh mục có điều kiện
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất 2007
- Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng các thành phần hóa chất;
- Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2.2. Điều kiện kinh doanh hóa chất chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất 2007
- Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Thành lập công ty kinh doanh hoá chất
3.1. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh hoá chất
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có). Giấy tờ tùy thân của người đại diện nộp hồ sơ.
3.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Nộp Trực tiếp hoặc qua Bưu điện hoặc qua Cổng thông tin quốc gia
- Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoá chất, chủ kinh doanh cần phải thực hiện thêm một số thủ tục khác mới có thể tiến hành kinh doanh hoá chất.
4. Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy
4.1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
- Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở;
- Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
- Phương án chữa cháy.
4.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Nộp một bộ hồ sơ tại Cơ quan Công ancó thẩm quyền.
- Cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Hợp hồ sơ hợp lệ thì không qua 07 ngày làm việc, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy cho cá nhân/ tổ chức có yêu cầu.
5. Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoá chất tại Sở công thương
5.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; (theo mẫu 01d ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
- Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế; văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
5.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngàykể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định.
- Sở Công Thương sẽ giải quyết trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Lời kết
Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Giấy phép Kinh doanh Hóa chất"
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất: