Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG là một loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực dân dụng, thương mại, công nghiệp,...
Vậy xin Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 87/2018/NĐ-CP;
1. Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG
1.1. LPG là gì?
LPG - Liquefied Petroleum Gas là khí dầu mỏ hóa lỏng (thường gọi là khí gas) có thành phần gồm các loại khí hidrocacbon, trong đó thành phần chính là propan (C3H8) và butan (C4H10), chúng có thể được trộn thành hỗn hợp hoặc được tồn trữ riêng biệt. Trong quá trình sản xuất LPG, người ta thường pha trộn propan và butan theo 3 tỉ lệ chính là: 50:50, 40:60 và 30:70.
LPG là sản phẩm thu được trong quá trình xử lý khí thiên nhiên hoặc trong quá trình tinh lọc dầu thô. Do có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ bình thường bằng cách gia tăng áp suất ở mức vừa phải nên LPG thường được gọi là “Khí dầu mỏ hóa lỏng”. LPG được nghiên cứu và sản xuất lần đầu vào năm 1910 bởi Tiến sĩ Walter Snelling. Các sản phẩm LPG thương mại xuất hiện vào 2 năm sau đó. Hiện nay, LPG là một trong những loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến ở rất nhiều nơi trên thế giới.
1.2. Đặc điểm của khí dầu mỏ hóa lỏng LPG
LPG là chất khí không màu, nặng hơn không khí khoảng 1,85 lần (ở thể khí và trong điều kiện nhiệt 150 độ C) và nhẹ hơn nước khoảng 0,5 lần (ở thể lỏng dưới nhiệt độ 150 độ C). Do đó khi thoát ra ngoài, LPG thường tích tụ ở nơi kín gió, nơi có địa hình trũng hoặc bay là là trên mặt đất. Ở dạng nguyên chất, LPG không có mùi, nhưng trong quá trình sản xuất, Mercaptan đã được thêm vào để giúp con người dễ dàng nhận biết LPG rò rỉ bằng khứu giác.
Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG có thể được chuyển sang thể khí rất nhanh chóng với mức nhiệt độ lớn hơn 0 độ C hoặc dưới áp suất khí quyển. Trung bình 1 lít LPG lỏng có thể giãn nở thành 250 lít khí, với mức độ khuếch đại lớn và nhanh chóng chúng có thể tạo thành hỗn hợp cháy nổ rất nguy hiểm. Khi bắt cháy, LPG có thể tạo ra nhiệt độ rất cao (trên 1.900 độ C) và sinh ra khoảng 12.000 kCal năng lượng trên mỗi kg nhiên liệu. Mức năng lượng này tương đương với 1,3 lít dầu hỏa, 1,5 lít xăng và khoảng hơn 2 kg than củi cháy hoàn toàn.
1.3. Phân loại khí dầu mỏ hóa lỏng LPG
Hiện nay, trên thế giới có ba loại LPG cụ thể như sau:
- LPG sạch: được sản xuất từ các nhà máy lọc dầu công nghệ cao, không chứa tạp chất và có giá thành tương đối cao.
- LPG chất lượng thấp: được sản xuất trong các nhà máy lọc dầu có công nghệ tương đối cũ, chúng thường có chứa tạp chất (olephin) và có giá thành thấp hơn.
- LPG pha trộn: được sản xuất bằng cách pha thêm rất nhiều loại gas tạp, kém chất lượng và được bán với giá thành rất thấp.
1.4. Quy trình sản xuất LPG
LPG thường được sản xuất trong các nhà máy tinh chế khí thiên nhiên hoặc tại các nhà máy lọc dầu có công nghệ cao với quy trình gồm 3 bước chính như sau:
- Bước 1:
Làm sạch khí - hỗn hợp khí thiên nhiên, khí đồng hành sau khi được khai thác từ các mỏ khí hoặc mỏ dầu sẽ được đưa lên để làm sạch bằng phương pháp lắng lọc. Lúc này các loại khí tạp sẽ được loại bỏ hoàn toàn sản phẩm thu được là hỗn hợp các hidrocacbon (metan, etan, propan…). - Bước 2:
Tách khí - sử dụng các phương pháp tách khí như phương pháp nén, phương pháp hấp thụ hoặc làm lạnh để tách riêng từng loại khí trong hỗn hợp hidrocacbon thu được ở Bước 1. - Bước 3:
Pha trộn - Butan và Propan tinh thiết sau khi được tách ra sẽ được trộn theo tỷ lệ phù hợp để đáp ứng các nhu cầu khác nhau (ví dụ 30:70 và 40: 60 được sử dụng để làm nhiên liệu đun nấu, 50:50 được dùng làm nhiên liệu sản xuất ắc quy…).
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG; Thương nhân cần đảm bảo điều kiện sau:
- Điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng;
c) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;
d) Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai. - Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP còn phải có đường ống vận chuyển khí và trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Cách thức thực hiện
3.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 87/2018/NĐ-CP.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài liệu chứng minh có cầu cảng hoặc hợp đồng thuê cầu cảng thuộc hệ thống cầu cảng Việt Nam được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng.
- Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bồn chứa.
- Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh LPG chai ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 37 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP phải bổ sung các giấy tờ sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
b) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG. - Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí qua đường ống ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 37 Nghị định số 87/2018/NĐ-CP phải bổ sung tài liệu chứng minh có đường ống vận chuyển khí hoặc hợp đồng thuê đường ống vận chuyển khí; bản sao Giấy chứng nhận kiểm định đường ống còn hiệu lực và tài liệu chứng minh có trạm cấp khí đáp ứng các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
3.2. Cách thức thực hiện
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương
3.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trình tự thực hiện
- Thương nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
- Trường hợp thương nhân chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước)có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp mới
5. Lời kết
Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG".
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất: