• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

 

Sản xuất phân bón là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy trên thực tế khi doanh nghiệp sản xuất phân bón phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón của Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vậy Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật trồng trọt năm 2018;
  • Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón;
  • Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;
  • Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

1. Điều kiện sản xuất phân bón

STT ĐIỀU KIỆN
Về đất đai làm nhà xưởng
  • Diện tích đất làm nhà xưởng phải là đất ở, đất thương mại, dịch vụ; đất sản xuất kinh doanh; và không được là đất nông nghiệp.
  •  Đất làm nhà xưởng phải thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của doanh nghiệp, chứng minh qua các tài liệu: Quyết định giao đất/ cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
  • Hoặc có hợp đồng thuê địa điểm hợp pháp (công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
  • Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất sản xuất cũng như dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón mà doanh nghiệp dự định đầu tư.
Về dây chuyền, máy móc thiết bị
  • Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa: Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ; nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột; khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng; dây chuyền vận chuyển; hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột; hệ thống cân, đóng gói thành phẩm;
  • Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật: Phải có cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh;
  • Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học: Phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
Về cơ sở vật chất
  • Phải phân bố kho chứa nguyên liệu và kho chứa thành phẩm riêng biệt. Nguyên liệu đầu vào và thành phẩm phải có khu vực tập kết khác nhau để đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào và thành phẩm với chất liệu tốt nhất.
  • Có kệ và bao lót để xếp đặt hàng.
  • Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định. Nhằm để đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng phân bón do mình sản xuất.
  •  Bắc buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 đối với cơ sở mới thành lập. Yêu cầu muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập.
Về nhân sự
  • Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
  • Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón
Về nước dùng sản xuất
  • Phải có phiếu kiểm định nước đạt tiêu chuẩn của những cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm định nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Về vệ sinh môi trường
  • Đối với những loại rác thải rắn, phải tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
  • Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước, doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép

STT Hồ sơ cần chuẩn bị
1
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
2
  • Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón (Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định 84/2019/NĐ-CP).
3
  • Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
4
  • Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
5
  • Về địa điểm sản xuất:
  • Quyết đinh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án để sản xuất phân bón phù hợp với quy hoạch xây dựng;
  • Quyết định phê duyệt dự án (địa điểm) để sản xuất các loại phân bón;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Hợp đồng thuê đất (có mục đích sử dụng để sản xuất phân bón);
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm được sản xuất phân bón;
6
  • Máy móc thiết bị:
  • - Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy móc, thiết bị, công suất, nguồn gốc.
  • - Yêu cầu chụp ảnh và có ký, đóng dấu xác nhận lên ảnh; kèm theo hóa đơn, hợp đồng chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
  • - Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất
  • - Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh các máy thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, thiết bị đo lường thử nghiệm.
7
  • Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
8
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Hoặc doanh nghiệp áp dụng phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.

3. Trình tự cấp giấy phép sản xuất phân bón

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép buôn bán phân bón được quy định rõ tại Điều 14 và điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định quản lý phân bón. Cụ thể thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất phân bón gồm 04 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định  84/2019/NĐ-CP.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo khoản 1 Điều 13 Nghị định  84/2019/NĐ-CP.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo
Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giấy Chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là bao lâu?

  • Giấy phép sản xuất phân bón có thời hạn trong vòng 05 năm.
  • Hết hạn sẽ xin cấp lại.

5. Lời kết

Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất phân bón".
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất

HTDNV GROUP - UY TÍN - TỐI ƯU - TIẾT KIỆM

 
social