Qua bài viết Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 2020 (Phần 1) thì chúng ta đã tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản cũng như là những cơ sở nào bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và những cơ sở nào thì không cần phải có giấy chứng nhận.
Ở bài viết này, Hành Trình Doanh Nghiệp Việt sẽ chia sẻ rõ hơn về các quy trình, thủ tục cấp phép giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 2020:
1. Hồ sơ cần chuẩn bị để cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng, ngành nghề có liên quan đến thực phẩm (02 bản sao có đóng dấu công ty);
- Thẻ khám sức khỏe của người quản lý và nhân viên (02 bản sao có công chứng hoặc chứng thực);
- Thẻ tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm của người quản lý và nhân viên (02 bản sao có đóng dấu công ty). Riêng lĩnh vực nhà hàng, ăn uống không cần phải tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Bản mô tả quy trình: sản xuất, chế biến, lưu kho, phân phối thực phẩm (01 bản);
- Bản liệt kê danh sách trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (01 bản);
- Giấy chứng nhận hợp quy, Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở cung cấp nước đá (đối với doanh nghiệp kinh doanh ăn uống có sử dụng nước đá);
- Chứng từ mua nguyên liệu đầu vào (đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm);
- Hóa đơn tiền nước (đối với doanh nghiệp sử dụng nước máy).
2. Quy trình làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện.
- Cách thức thực hiện
Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhân
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục ATVSTP.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục ATVSTP.
3. Mức phạt đối với kinh doanh nhà hàng nhưng không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
(Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm)
5. Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.
6. Ý nghĩa của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giống như lời cam kết, sự đảm bảo của đơn vị kinh doanh, sản xuất về vấn đề vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy tờ rất quan trọng với các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
- Đối với người tiêu dùng:
Không chỉ giữ vai trò quan trọng với đơn vị kinh doanh, sản xuất, giấy chứng nhận này còn có ý nghĩa đặc biệt với người tiêu dùng. Nạn thực phẩm bẩn đang là một vấn đề nhức nhối, rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa thực phẩm bẩn và sạch. Chính vì vậy, giấy chứng nhận vệ sinh ATTP giống như một lời bảo đảm, cơ sở để người tiêu dùng có thể an tâm
7. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của Hành Trình Doanh Nghiệp Việt
- Tư vấn cho khách hàng điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ;
- Tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cập nhật thông tin cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
- Nhận và trao lại cho khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đến với Hành Trình Doanh Nghiệp Việt, Quý khách được hỗ trợ 24/7 với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, đảm bảo hợp pháp, hoàn thành thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà không mất quá nhiều thời gian. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0794450889 hoặc Email: haihuynh.htdnv@gmail.com để được tư vấn trực tiếp.
Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!
Click xem lại Phần 1