• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

 

1. Tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị

Kế toán tài chính (KTTC) là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

Kế toán quản trị (KTQT) là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Khi tổ chức công tác KTTC và KTQT, doanh nghiệp  phải căn cứ vào tính chất và yêu cầu quản lý, quy mô, phạm vi hoạt động của đơn vị mình để tổ chức thực hiện cả hai nội dung này cho phù hợp theo một trong các hình thức sau:

A diagram with arrows and arrows pointing to different directions

Description automatically generated

Sơ đồ 1: Tổ chức công tác Kế toán tài tài chính, Kế toán quản trị

  • Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa KTTC và KTQT theo từng phần hành kế toán. Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả KTTC và KTQT phần hành đó. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung khác, như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp. Nội dung công việc này có thể bố trí để kế toán tổng hợp hoặc trực tiếp do kế toán trưởng đảm nhiệm.

Mô hình này có ưu điểm là tận dụng được lao động, người làm KTTC do hiểu rõ phần hành của mình nên thường nắm khá rõ thông tin, có điều kiện tốt để thực hiện công tác KTQT, tuy nhiên lại không chuyên môn hóa được phần KTQT để đạt được hiệu quả quản trị như mong muốn. Mô hình này được áp dụng khá phổ biến, phù hợp với các doanh nghiệp SME hoặc các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu mới thành lập.

  • Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận KTQT riêng biệt với bộ phận KTTC trong phòng kế toán của doanh nghiệp. Trên thực tế, hình thức này hầu như ít  được áp dụng vì đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, do đó, hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế, …
  • Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên, ví dụ: đối với các công ty SME trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng, do yêu cầu cần tập trung theo dõi, kiểm soát giá thành nên sẽ tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp SME và các doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập, giám đốc, người quản lý điều hành doanh nghiệp có thể tự kiểm soát được các số liệu kế toán quản trị do quy mô hoạt động nhỏ, lĩnh vực hoạt động tập trung hoặc công tác kế toán quản trị chưa được chú trọng nên bộ máy kế toán tại doanh nghiệp có thể chỉ đơn thuần thực hiện chức năng kế toán tài chính.

Việc tổ chức công tác kế toán quản trị nói chung và bộ máy kế toán quản trị nói riêng đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị cung cấp thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.

Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển, bùng nổ của khoa học công nghệ, các doanh nghiệp ngày càng đề cao, chú trọng công tác tổ chức kế toán quản trị hướng doanh nghiệp tới sự phát triển bền vững, ổn định.

2. Xây dựng đội ngũ nhân sự cho bộ máy kế toán cần lưu ý trả lời các câu hỏi sau

Thứ nhất, nhân sự bộ máy kế toán bao gồm những ai?

  • Xác định số lượng kế toán viên đáp ứng  đầy đủ yêu cầu về trình độ nghề nghiệp, bố trí và phân công kế toán viên thực hiện tương ứng với các phần hành kế toán đã xác định.
  • Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận, các phần hành kế toán với nhau cũng như giữa các phần hành kế toán với các phòng ban quản lý liên quan.
  • Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Một

Một câu hỏi được đặt ra là ở mỗi vị trí phần hành KTT có nên để kế toán viên thực hiện đầy đủ 3 nhiệm vụ chính của kế toán đó là ghi chép, kiểm soát và báo cáo hay KTT tổ chức phân công nhiệm vụ các kế toán viên theo kiểu chuyên môn hóa. Một bộ phận kế toán chuyên ghi chép, một bộ phận khác chuyên kiểm soát và một bộ phận báo cáo riêng? 

A screenshot of a computer screen

Description automatically generated

Sơ đồ 2: Tổ chức đội ngũ nhân sự kế toán

Thực tế ở Việt Nam, việc tổ chức đội ngũ nhân sự kế toán mà mỗi nhân viên kế toán phần hành được giao thực hiện đầy đủ 3 chức năng quan trọng của kế toán thường gặp nhiều khó khăn do kiểu tổ chức này yêu cầu trình độ của người làm kế toán ở mức tương đối cao. Ngược lại, việc tổ chức nhân sự kế toán theo kiểu chuyên môn hóa theo chiều ngang có thể dễ dàng và hay được thực hiện hơn do tính chuyên biệt ở mỗi khâu chức năng và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, xét về lâu dài, mô hình tổ chức kế toán chuyên biệt có thể khiến bộ máy kế toán hoạt động kém hiệu quả và gặp nhiều hạn chế do người làm kiểm soát, báo cáo không làm công việc chi tiết nên việc kiểm soát gặp khó khăn và việc báo cáo không kịp thời. 

Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý, các nhà hoạch định nhân sự, KTT có thể nghĩ tới việc xây dựng đội ngũ kế toán theo kiểu chuyên biệt ở giai đoạn đầu và có kế hoạch phát triển nhân sự để mỗi vị trí nhân viên kế toán phần hành có thể thực hiện đầy đủ 3 chức năng chính của kế toán về sau.

  • Kế toán tổng hợp: thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, kết xuất số liệu để hoàn thành các báo cáo kế toán theo quy định và yêu cầu của các cấp quản lý. Kế toán tổng hợp hỗ trợ kế toán trưởng thực hiện công tác đối chiếu, kiểm tra.
  • Kế toán trưởng (KTT): KTT là một chức danh nghề nghiệp để dành cho các chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điều hành, khả năng tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập. Các quy định về quyền hạn và trách nhiệm cũng như vị trí KTT trong bộ máy kế toán của đơn vị được cụ thể hóa trong Luật kế toán.

Luật kế toán cũng quy định chi tiết những người không được làm kế toán.

Thứ hai, mối quan hệ tác nghiệp giữa KTT với các kế toán viên trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp sẽ như thế nào?

A diagram with arrows and words

Description automatically generated

Sơ đồ 3: Mối quan hệ tác nghiệp giữa KTT với các Kế toán viên

  • Hình thức 1: Tác nghiệp theo kiểu trực tuyến

Theo kiểu trực tuyến KTT sẽ trực tiếp điều hành các kế toán viên, không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Với cách thức tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến, mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản, phương thức điều hành gọn nhẹ. Kiểu tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến thường áp dụng trong trường hợp hoạt động kế toán tập trung, hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, phòng kế toán có ít nhân sự.

  •  Hình thức 2: Tác nghiệp theo kiểu trực tuyến tham mưu

Theo kiểu trực tuyến tham mưu, bộ máy kế toán được hình thành vừa có tính trực tuyến tương tự như phương thức trực tiếp, đồng thời vừa có tính tham mưu giữa KTT với các bộ phận kế toán.

Mối liên hệ tham mưu trong chỉ đạo của KTT thường áp dụng đối với các bộ phận đảm nhận các mảng công việc chuyên sâu phức tạp. Còn đối với các bộ phận thực hiện các công việc khác không chuyên sâu, kế toán trưởng thực hiện chỉ đạo trực tiếp.

  • Hình thức 3: Tác nghiệp theo kiểu chức năng

Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu chức năng được chia thành nhiều bộ phận độc lập đảm nhận những chức năng hoạt động riêng lẻ, thường gọi là tổ, ban, phòng kế toán. Cán bộ phụ trách công tác kế toán của đơn vị chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thông qua các trưởng ban (phòng) kế toán cấp dưới. Kiểu tổ chức bộ máy kế toán này thường được áp dụng khi quy mô bộ máy kế toán lớn, có nhiều thành viên.

Theo Amis.vn

social