• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

 

LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 BỔ SUNG QUY ĐỊNH “THỰC HIỆN QUYỀN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT”.


Theo Điều 193 được quy định trong Chương VII phần "Doanh nghiệp tư nhân" trong Luật Doanh Nghiệp 2020. Quyền và tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân trong các trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:
1.    Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
-    Vì Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
-    Nếu chủ  DNTN đang chấp hành tạm giam hay phạt tù thì có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.     Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì: 
•   Người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế.
•    Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

3.    Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.


*Giải thích thêm theo Bộ luật dân sự 2015 khi chủ DNTN chết
Vì chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm về tài sản vô hạn cho nên khi chủ doanh nghiệp chết thì tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, không được thừa kế doanh nghiệp tư nhân mà chỉ được thừa kế tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân được xem xét như một tài sản trong khối di sản thừa kế.
Cần xác định những người thừa kế của chủ doanh nghiệp này theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Những người thừ kế hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định các vấn đề sau:
•    Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và giải quyết các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã xác lập trước đó và thực hiện kê khai phân chia tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
•    Trường hợp người thừa kế muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó thì phải tiến hành đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định để thành lập một doanh nghiệp tư nhân với chủ doanh nghiệp mới. Lưu ý, chỉ có 01 (một) chủ sở hữu nên trong trường hợp có đồng thừa kế thì cần có sự thỏa thuận về ai sẽ là chủ doanh nghiệp tư nhân mới.
•    Trong trường hợp không có người thừa kế, người có quyền thừa kế từ chối hưởng tài sản thừa kế hoặc người thừa kế không đủ điều kiện để trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tuyên bố doanh nghiệp tư nhân này chấm dứt hoạt động.
4.    Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

5.    Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì:
•    Chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
•    Hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.

*Tất cả những quy định trên đã được Quốc hội bổ sung tại Điều 193 LDN 2020 và có hiệu lực từ 01/01/2021. Mọi người cần chú ý rõ những quy định trên.

Nguồn tổng hợp
 

social