• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Trong thời gian vừa qua, Doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do tình hình đại dịch Covid-19, mọi hoạt động của người dân bị hạn chế kéo theo hoạt động của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, tuột giảm doanh thu phải tiến hành giải thể, tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên việc các cơ quan nhà nước như chi cục thuế, sở kế hoạch đầu tư, ủy ban nhân dân các cấp đều ngừng tiếp công dân trực tiếp dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp gần như không thể. Tiếp tục hoạt động thì thua lỗ, giải thể doanh nghiệp thì không thể, tiến thoái lưỡng nan.

Vậy Hành trình doanh nghiệp Việt tư vấn cách tốt nhất cho các doanh nghiệp hiện nay đó chính là: TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo phương diện pháp lý có nghĩa là tạm ngừng lại một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi ích của việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong thời điểm này là gì?

  • Thứ nhất, tạm ngưng hoạt động kinh doanh không chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân, đơn thuần đây chỉ là việc tạm dừng kinh doanh trên thực tế.
  • Thứ hai, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh lên tới 1 năm và được gia hạn thêm 1 lần.
  • Thứ ba, doanh nghiệp trong qua trình tạm ngừng có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào.

Vậy doanh nghiệp cần làm thủ tục gì để tạm ngừng kinh doanh?

Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014, khi muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần Thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trước 15 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cơ bản bao gồm:

   + Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh;

  + Quyết định chử sở hữu đối với công ty TNHh/quyết định hội đồng thành viên và bản sao biên bản họp hội đồng thành viên đối với công ty cổ phần;

  + Văn bản ủy quyền cho Hành trình doanh nghiệp Việt thay mặt cho bạn làm thủ tục tạm ngừng.

Những điểm cần chú ý trong việc tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

  1. Khi tạm ngừng kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
  2. Về vấn đề thuế

- Nếu tạm ngưng hoạt động tròn năm dương lịch thì không nôp thuế môn bài, tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính.

- Nếu tạm ngưng hoạt động kinh doanh không tròn năm dương lịch thì:

 + Năm dương lịch thứ nhất: Nộp thuế môn bài cho cả năm

 + Năm dương lịch thứ hai:

  •  Nếu ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm;
  •  Nếu ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm: nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

- Đồng thời nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, hồ sơ quyết toán thuế cho những tháng hoạt động và báo cáo tài chính cho năm.

  1. Thời hạn tạm ngừng không qua 1 năm dương lịch. Hết thời hạn tạm ngừng có thể gia hạn thêm nhưng không quá 2 năm. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp không hoạt động trờ lại phải làm thủ tục giải thể.
  2. Trong quá trình tạm ngưng doanh nghiệp có thể tạm ngưng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Thủ tục này thực hiện tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Nếu thắc mắc về thủ tục này có thể liên hệ với Hành trình doanh nghiệp Việt để biết thêm.

Dịch vụ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Hành Trình Doanh Nghiệp Việt

Là một trong số ít công ty hiện nay cung cấp hai dịch vụ song song, vừa tư vấn vừa thực hiện tạm ngừng kinh doanh, Hành Trình Doanh Nghiệp Việt đã và đang được nhận được những phản hồi rất tích cực từ Quý khách hàng. Với lợi thế là đội ngũ Chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tình, chúng tôi sẽ giúp khách hàng xử lý hoặc trực tiếp xử lý thủ tục tạm ngừng nhanh chóng, đúng quy định với chi phí hợp lý.

👉 Liên hệ ngay để tham gia Chương trình và khởi đầu hành trình kinh doanh thành công! 

𝑯𝒐𝒕𝒍𝒊𝒏𝒆 : 090 920 62 47 

𝑳𝒊𝒏𝒌 𝑭𝒂𝒄𝒆𝒃𝒐𝒐𝒌: https://www.facebook.com/htdnv 

𝑳𝒊𝒏𝒌 web: https://htdnv.vn

 

social