• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

1. Khái niệm lương Gross và lương Net
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể nào về khái niệm lương Gross và lương Net, đây là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong môi trường doanh nghiệp, và có thể được hiểu là mức lương trả cho người lao động, trong đó:
- Lương Gross là tổng tiền lương mỗi tháng của người lao động bao gồm lương cơ bản; các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng,… và cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) của người lao động mà doanh nghiệp chưa trích đóng.
- Lương Net là tiền lương thực nhận của người lao động sau khi doanh nghiệp đã trừ hết các khoản chi phí phải đóng bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý: Trước khi trả thu nhập cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ trích từ tiền lương của người lao động một khoản tiền để đóng bảo hiểm, đóng thuế TNCN cho người lao động. Do đó mức lương thực nhận của người lao động sẽ thấp hơn so với mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng (hay nói cách khác Lương Net < Lương Gross).
2. Căn cứ tính lương Gross và lương NetTừ khái niệm nêu trên, lương Gross và lương Net được thể hiện qua công thức sau:

Lương gross = Lương net + Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có)

Lương net = Lương gross – (Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc + Thuế TNCN (nếu có))

Trong đó:
- Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương người lao động được quy định như sau:
+ Bảo hiểm xã hội: 8%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
- Đối với thuế TNCN:

Thuế TNCN = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn – Khoản giảm trừ) * Thuế suất

+ Các khoản được miễn có thể kể đến như: Tiền bồi thường tai nạn lao động; phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn tiền lương làm việc ban ngày; tiền lương hưu;…
+ Các khoản giảm trừ: Giảm trừ gia cảnh với bản thân người lao động: 11 triệu đồng/tháng; Giảm trừ gia cảnh với một người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học; Thuế suất: Thuế TNCN tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:
Lưu ý: Để tính TNCN phải nộp, tham khảo Biểu thuế suất lũy tiến từng phần; hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo 
Thông tư 111/2013/TT-BTC:

 

 

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng (đồng)

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu

5%

0 triệu + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 triệu đến 10 triệu

10%

0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu

10% TNTT - 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu đến 18 triệu

15%

0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu

15% TNTT - 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu đến 32 triệu

20%

1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu

20% TNTT - 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu đến 52 triệu

25%

4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu

25% TNTT - 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu đến 80 triệu

30%

9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu

30 % TNTT - 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT - 9,85 triệu

 

Để chuyển thu nhập không chịu thuế sang thu nhập tính thuế, tham khảo bảng chuyển đổi thu nhập tại Phụ lục: 02/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 Bộ Tài chính) như sau:

BẢNG QUY ĐỔI
THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

 

STT

Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng

(viết tắt là TNQĐ)

Thu nhập tính thuế

1

Đến 4,75 triệu đồng (trđ)

TNQĐ/0,95

2

Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ

(TNQĐ – 0,25 trđ)/0,9

3

Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ

(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

4

Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ

(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8

5

Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ

(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75

6

Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ

(TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7

7

Trên 61,85 trđ

(TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

3. Ưu, nhược điểm khi áp dụng lương Gross và lương Net

 

Lương Gross

Lương Net

Ưu điểm

Dựa trên mức lương Gross có thể tính toán được các khoản tiền bảo hiểm, tiền thuế TNCN phải nộp.

Người lao động chỉ cần nhận đúng số tiền đã thỏa thuận trên hợp đồng, không phải tính toán xem người sử dụng lao động trừ tiền đóng bảo hiểm, tiền thuế TNCN có đúng hay không như nhận lương Gross.

Nhược điểm

Do thu nhập thực nhận thấp hơn mức lương đã thỏa thuận trên hợp đồng nên NLĐ phải thường xuyên tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập để tránh bị NSDLĐ tính sai.

NSDLĐ có thể sử dụng mức lương này để đóng Bảo hiểm cho NLĐ dẫn đến mức đóng thấp, mức hưởng các chế độ bảo hiểm của NLĐ cũng thấp.

Nguồn: TVPL
 
 
Thông tin liên hệ:
🏢Công ty Cổ Phần Dịch vụ tư vấn và đầu tư Hành trình Doanh nghiệp Việt
🏢Địa chỉ: Số 114 đường số 10, KDC Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎ Số điện thoại: 0909 206 247
Website: HTDNV.VN
🌟🌟Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin trong bài viết các bạn nhé🌟🌟
⚠ Tất cả các câu hỏi anh/chị gửi về cho chúng tôi thông qua
✋ Cam kết mọi thắc mắc về thủ tục, nghiệp vụ liên quan đến
#tài_chính,... đều được chúng tôi giải đáp và song hành.
------
social