• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247

 

*Tại kỳ họp thứ 9 vừa qua ngày 17/06/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 về những thay đổi quy định về dấu của doanh nghiệp.

Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp như sau:

  • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (quy định mới bổ sung)
  • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. (Bổ sung thêm)
  • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. 
  • Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.(đã bỏ quy định về các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu)


Với những quy định thay đổi trên của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Căn cứ theo những quy định mới bổ sung tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 do Quốc hội ban hành đã bổ sung thêm hình thức con dấu bao gồm:
-    Con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu.
-    Dấu còn có thể làm dưới hình thức “Chữ ký số” giúp cho doanh nghiệp sẽ có nhiều hình thức chọn lựa hơn và hình thức “Chữ kí số” sẽ có nhiều thông tin lưu trữ hơn, tính an toàn, bảo mật khắt khe hơn là con dấu truyền thống thông thường (tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam).
Theo đó, doanh nghiệp sẽ tự mình quyết định loại dấu cũng như lưu trữ và quản lý dấu của mình mà sẽ sử dụng cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có nghĩa vụ bắt buộc phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải một cách công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định phải thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng với cơ quan đăng ký kinh doanh. Bắt đầu từ 01/01/2021, quy định này sẽ có hiệu lực thi hành.

*Vậy nếu chúng ta loại bỏ những con dấu truyền thống đó trong văn bản và chỉ sử dụng “Chữ ký số” theo xu hướng thế giới sẽ như thế nào?

Những khó khăn tạm thời gặp phải khi bỏ con dấu thông thường:

  1.  Khi không còn con dấu, chắc chắn người dân, hay những người không rõ luật sẽ khó chấp nhận một văn bản, một hợp đồng, một giao dịch với các doanh nghiệp mà chỉ có chữ ký. 
  2. Người dân và các doanh nghiệp sẽ phải cẩn trọng hơn khi xem xét các giao dịch, hợp đồng. Bởi vì từ lâu truyền thống mọi văn bản hợp đồng thì hình ành con dấu đối với họ sẽ khiến cảm giác yên tâm, chắc chắn hơn.

Những thay đổi tích cực khi loại bỏ con dấu thông thường:

  1. Sẽ có thay đổi trong tư duy người dân và doanh nghiệp một cách tích cực rằng con dấu sẽ không còn được coi là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giá trị pháp lý của các văn bản. Điều quan trọng hơn là phải nhìn vào thực chất nội dung của các văn bản, giấy tờ giao dịch chứ không phải chỉ nhìn vào con dấu. 
  2. Sẽ không có tình trạng người giữ con dấu có thể lạm dụng, lợi dụng con dấu để thực hiện những hành vi phi pháp. Khi con dấu không còn hoặc không có vị trí pháp lý như hiện nay, doanh nghiệp cũng tránh được những rủi ro khác liên quan đến con dấu.
  3. Nếu bỏ được con dấu doanh nghiệp sẽ bỏ được hai thủ tục hành chính: Khắc dấu và làm dấu. Như thế chất lượng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam dưới con mắt bạn bè quốc  tế sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, cải cách hành chính cũng có tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận: Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 đã loại bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” và "các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu"

Nguồn tổng hợp

social