• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247


*Với loại hình doanh nghiệp dưới dạng công ty hợp danh thì vai trò của mỗi thành viên hợp danh đều rất quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh hay chấm dứt tư cách thành viên của họ như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty. 

Theo khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 so với Điều 180 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì các trường hợp thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách đã được bổ sung như sau:
a)    Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
Vì việc rút vốn khỏi công ty dẫn đến hệ quả làm giảm vốn điều lệ của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của công ty, cho nên pháp luật doanh nghiệp đã đặt ra những quy định nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về các điều kiện rút vốn khỏi công ty: 
- Được Hội đồng thành viên chấp thuận, với ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh đồng ý nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
- Thành viên muốn rút vốn phải thông báo bằng vãn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn.
- Chi được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. 

Đồng thời, để loại trừ khả năng các thành viên hợp danh thông đồng với nhau nhằm thoái thác trách nhiệm của mình. LDN 2020 cũng đặt ra trách nhiệm của thành viên hợp danh nếu rút vốn khỏi công ty, phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

b)    Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Giải thích điểm mới: Tại Điểm b của Điều 185 LDN 2020 đã bổ sung thêm ý "có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" so với LDN 2014. Vì nhóm người này có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi, nên không thể đảm bảo đáp ứng được quyền, nghĩa vụ liên tục đối với công ty nên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh với trường hợp này giúp công ty hợp danh ổn định được hoạt động kinh doanh hơn.

c)    Bị khai trừ khỏi công ty;
Theo Khoản 3 Điều 185 LDN 2020 thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
- Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
- Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;

- Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

d)    Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
Giải thích điểm mới: Đây là điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Nếu thành viên hợp danh thuộc trường hợp này thì họ sẽ bị hạn chế về hoạt động quản lý, thực hiện quyền, nghĩa vụ của bản thân với công ty. Nên Luật đã bổ sung thêm quy định trường hợp này nhằm đảm bảo hoạt động của công ty hợp danh không bị ảnh hưởng nặng nề và nhanh chóng ổn định tình hình kinh doanh của công ty.
đ)  Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

 

*Kết luận: So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có thêm trường hợp "có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" và "chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật". Chúng tôi đã giải thích rõ những điểm đổi mới. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc áp dụng các quyết định trong công ty hợp danh. 

Nguồn tổng hợp

social