Theo thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam đang tăng mạnh, vì vậy có rất nhiều văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về các thủ tục và quy định khi thành lập văn phòng đại diện nước ngoài, sau khi thành lập thì văn phòng đại diện phải thực hiện một nghĩa vụ bắt buộc đó là nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam. Do đó, ở bài viết này, HTDNV Group sẽ cung cấp thông tin đến quý bạn đọc về nghĩa vụ thuế đối văn phòng đại diện nước ngoài nhé!
1. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện nước ngoài |
Theo Điều 17, Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định:
Văn phòng đại diện nước ngoài không được phép giao kết, thực hiện các hoạt động có sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam mà chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Nghĩa vụ thuế của văn phòng đại diện nước ngoài |
Đối với Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế sau:
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Quyết toán thuế TNCN
- Báo cáo tình hình hoạt động VPĐD
2.1 Thuế môn bài
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP có nội dung như sau:
- Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài sẽ thuộc đối tượng phải chịu thuế môn bài. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp mà văn phòng đại diện của các thương nhân nước ngoài không phải chịu thuế môn bài. Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Như vậy: nếu văn phòng đại diện chỉ thực hiện việc giao dịch, các công tác hành chính văn phòng và xúc tiến thương mại và không tiến hành hoạt động kinh doanh cũng như ký kết hợp đồng thì không phải nộp thuế.
Đối với văn phòng đại diện thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài là: 1.000.000 đồng/năm theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
2.2 Thuế thu nhập cá nhân
Khác với thuế môn bài thì thuế thu nhập cá nhân là loại thuế bắt buộc phải nộp đối với các văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Điều 2; Điều 3 Nghị Định 65/2013/ NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Văn phòng đại diện khi nộp thuế thu nhập các nhân có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên văn phòng đại diện
Thủ tục và nộp thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng (Quý) đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế. Và hồ sơ kê khai thuế cho cá nhân Việt Nam bao gồm những mẫu sau:
- Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 02/KK-TNCN) (Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)
- Bảng kê chi tiết thu nhập thường xuyên.
- Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 16/ĐK-TNCN) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) (Nếu có) kèm hồ sơ chứng minh.
Thời hạn một văn phòng đại diện phải nộp thuế thu nhập và tờ khai đăng ký thuế được chia là hai trường hợp:
- Đối với loại tờ khai tháng: chậm nhất ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng.
- Đối với loại tờ khai quý: chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo của quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện (theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Việc tính thuế TNCN tùy theo từng trường hợp, xem sơ đồ sau để khái quát các trường hợp này.
Trường hợp 1: Đối với lao động người Việt nam và lao động nước ngoài cư trú tại việt nam
Điều kiện để xác định là cá nhân cư trú theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC: (cần đáp ứng 1 trong các điều kiện sau)
+ Cá nhân có mặt (hiện diện) tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc có mặt liên tục trong 12 tháng kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Cá nhân có nơi sinh sống ổn định, thường xuyên tại Việt Nam
Ngoài điều kiện về cư trú, việc tính thuế Thu nhập cá nhân còn phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng
Người lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất |
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ |
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế - Các khoản thu nhập không chịu thuế |
Trong đó:
Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương…
Các khoản giảm trừ:
+ Giảm trừ bản thân 11 triệu đồng/ tháng (132 triệu đồng/ năm);
+ Giảm trừ người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng/người
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Thuế suất: theo Biểu thuế lũy tiến từng phần
Đối với các nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Nếu cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập tại một đơn vị, nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ gia cảnh không tới mức phải nộp thuế thì cá nhân có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN (theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) để đơn vị chi trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Trường hợp 2: Đối với lao động nước ngoài không cư trú tại việt nam
Thuế TNCN | = | Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công | x | Thuế suất 20% |
Trong đó: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp, bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói
3.3 Quyết toán thuế TNCN
- Quyết toán thuế TNCN năm cho nhân viên
- Quyết toán thuế cho văn phòng đại diện theo quy định
- Nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế
3.4 Báo cáo tình hình hoạt động VPĐD
Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện (Văn phòng), Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:
"Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh”.
Do đó, Văn phòng có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thời hạn nộp Báo cáo hoạt động hàng năm là khi nào?
Các Văn phòng nên nộp Báo cáo hoạt động hàng năm cho Sở Công Thương – theo nơi cấp giấy phép, chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.
Báo cáo thường niên của Văn phòng về hoạt động bao gồm những nội dung gì?
Số người hiện đã/đang làm việc tại văn phòng (bao gồm Trưởng văn phòng đại diện và nhân viên):
- Thông tin và số lượng nhân viên hiện tại.
- Thông tin và số lượng nhân viên đã nghỉ.
Hoạt động của Văn phòng:
- Hoạt động thương mại (Các hoạt động chính và kết quả đạt được trong năm).
- Các hoạt động khác.
4. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện báo cáo định kỳ thì bị xử phạt như thế nào? |
Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;
đ) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định thì sẽ bị phạt tiền:
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân;
- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Lưu ý: Nếu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp thì có thể sẽ bị thu hồi Giấy phép thành lập (khoản 2 Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP).
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải gửi báo cáo định kỳ trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về chế độ báo cáo hoạt động như sau:
- Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
- Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, trước ngày 30 tháng 01 hàng năm văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải gửi báo cáo định kỳ về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Dịch vụ kế toán thuế văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
- Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có quy định như thế nào? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ
- Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ cả nước
- Dịch vụ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng trọn gói
- Quy trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT trong bao lâu?
- Quy định về toán hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai. Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện
- Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp, bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Dịch vụ kế toán thuế, báo cáo thuế cho công ty xây dựng quy mô nhỏ dưới 10 hóa đơn 1 tháng
- Dịch vụ kế toán thuế cho công ty du lịch giá rẻ, uy tín, trên cả nước
- Nên chọn thuê dịch vụ kế toán thuế hay sử dụng kế toán tại đơn vị
- Các công việc cần làm cuối năm của kế toán - Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Những công việc kế toán và nhân sự tháng 12/2024 mà doanh nghiệp cần làm