• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân ngày càng mạnh mẽ. Để tiến hành đầu tư, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư. Một trong những kênh thông tin quan trọng để ra quyết định là dựa vào BCTC của doanh nghiệp. Vậy BCTC của doanh nghiệp là gì, và một số vấn đề cần chú ý khi phân tích BCTC của doanh nghiệp? Bài viết này HTDNV Group sẽ đề cập đến các vấn đề đó giúp cho người đọc hiểu hơn về BCTC của doanh nghiệp.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính được xem như là hệ thống những bảng biểu, mô tả về thông tin, tình hình tài chính, kinh doanh và các dòng tiền trong doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Báo cáo tài chính sẽ tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đó. Báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp tới những người quan tâm (ví dụ: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan thuế,…). Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

– Báo cáo của Ban giám đốc doanh nghiệp

– Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Những lưu ý đối với kế toán trước khi lập báo cáo tài chính

2.1. Tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính –> hạch toán

– Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp mà đơn vị phải nộp vào ngân sách nhà nước hàng quý, theo quy định:

Nợ TK 8211

Có TK 3334

– Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334

Có TK 111, 112…

– Thời điểm kết thúc năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

  • Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thực tế nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 3334

Có TK 8211

  • Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thực tế lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:

Nợ TK 8211

Có TK 3334

  • Thực tế, khi nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 3334

Có các TK 111, 112

2.2. Nguồn tiền mặt

2.3. Tiền ngân hàng

Hãy nhớ, doanh nghiệp có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì lấy bấy nhiêu sổ phụ về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.

2.4. Tiền tạm ứng

Đối chiếu, tra soát để hoàn ứng nếu ứng mà chưa tiêu hết.

2.5. Công nợ phải thu phải trả

Lập biên bản đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả tới hết năm.

2.6. Hàng tồn kho

– Kiểm tra hàng nhập/ hàng xuất đã tính giá đầy đủ hay chưa?

– Tuyệt nhiên không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.

– Lập dự phòng gì hay không?

2.7. Tài sản cố định

– Khấu hao TSCĐ.

– Chi phí khấu hao đã hợp lý hay chưa hợp lý?

2.8. Thuế GTGT khấu trừ

Tra soát số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 hoặc quý 04/2018 so với số dư ở TK 1331 là như nào?

– Thường thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau.

– Ngược lại, nếu hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý dẫn đến số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43.

2.9. Các khoản tiền vay, mượn

Kiểm tra lại thật cẩn thận từng khoản để hoàn trả.

2.10. Thuế phải nộp

Lên thuế xem tình hình thuế năm 2018 về đối chiếu

– Thuế môn bài đối chiếu xem hạch toán chi phí và đóng tiền hay chưa?

– Thuế GTGT – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán.

– Thuế TNCN – Thuế TNCN quyết toán năm chính xác khi lên BCTC.

– Thuế TNDN – Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211; Có 3334, Nợ 3334; Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm.

– Thuế khác.

2.11. Lương, BHYT, BHXH, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN

– Hạch toán lương hay chưa?

– Các khoản theo lương đã trích chưa?

– Đối chiếu thông tin với cơ quan bảo hiểm.

2.12. Phân bổ chi phí trả trước

– Phân bổ hay chưa?

– Loại chi phí nào đã hợp lý, còn chi phí nào cần xử lý?

2.13. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính

– Ghi nhận thuế môn bài phải nộp

Nợ TK 6422/6425

Có TK 3338

– Chi tiền nộp thuế môn bài

Nợ 3338

Có 111/112

2.14. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm

– Nếu có lãi ghi:

Nợ TK 4212

Có TK 4211

– Nếu lỗ ghi:

Nợ TK 4211

Có TK 4212

2.15. Doanh thu

– Doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh thu không chịu thuế?

– Doanh thu bán hàng.

– Doanh thu tài chính.

– Các lợi nhuận khác.

2.16. Giá vốn

– Giá vốn không được trừ và giá vốn được trừ?

– Tính giá thành xem có vượt định mức cho phép không?

– Hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn hay chưa?

2.17. Chi phí

– Chi phí nào hợp lý rồi, chi phí nào chưa hợp lý?

– Chi phí quản lý

– Chi phí lãi vay (tài chính)

– Chi phí bán hàng?

– Chi phí khác

2.18. Kết chuyển doanh thu chi phí

Kết chuyển TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.

2.19. Lập quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tạo cơ sở xác định số thuế phải nộp.

2.20. Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Xác định số thuế phải nộp.

2.21. Căn cứ vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để hạch toán vào phần mềm

– Số thuế phải nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính ở 4 quý -> không làm gì thêm.

– Số thuế phải nộp theo quyết toán -> số thuế tạm tính 4 quý -> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211; Có 3334.

– Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý -> hạch toán Nợ 3334; Có 8211.

2.22. Căn cứ quyết toán Thuế TNCN

Tiến hành điều chỉnh giảm thuế, tăng lương hoặc ngược lại tăng thuế, giảm lương vào phần mềm

2.23. Kết chuyển 8211 -> 911 và Kết chuyển 911 -> 4212.

2.24. Lập Báo cáo tài chính -> hoàn thành.

2.25. Kiểm toán BCTC trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.

3. Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chú ý các hành vi sau khi lập và trình bày báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính:

STT

Hành vi vi phạm

Mức xử phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định.

 

 

Phạt 05 -10 triệu đồng

-

2

Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

-

3

Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định.

 

 

Phạt 10 – 20 triệu đồng

-

4

Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

-

5

Không lập báo cáo tài chính theo quy định.

 

 

 

 

Phạt 20 – 30 triệu

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

6

Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

7

Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

Lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

8

Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt 40 – 50 triệu

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

9

Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

10

Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt nêu trên.

4. Tổng hợp mẫu các báo cáo tài chính do Bộ Tài chính ban hành

Căn cứ Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thông báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.

Dưới đây là tổng hợp các biểu mẫu báo cáo taì chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

2.1. Báo cáo tài chính năm

Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B 01 - DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B 02 - DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B 03 - DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B 09 - DN

 

2.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

a)  Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01a – DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02a – DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B 03a – DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

b)  Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ

Mẫu số B 01b – DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 02b – DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ

Mẫu số B 03b – DN

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc

Mẫu số B 09a – DN

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Những vấn đề gặp phải khi làm báo cáo tài chính". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.


Bài viết liên quan:

social