Hiện nay nhiều doanh nghiệp mọc lên và họ thường lựa chọn mở thêm chi nhánh để phát triển thị trường kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, không phải chi nhánh nào cũng hoạt động tốt, nếu sau một thời gian, hoạt động kinh doanh của chi nhánh không hiệu quả hoặc không tạo ra doanh thu, thì việc giải thể chi nhánh hay chấm dứt hoạt động chi nhánh là việc sớm hay muộn. Vậy thì để giải thể chi nhánh và công ty thì cần điều kiện, thủ tục giải thể như thế nào? Có cần phải thông báo với cơ quan thuế? Để giải đáp hết những thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng theo dõi qua bài viết sau của HTDNV Group.
1. Căn cứ pháp lý |
- Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/20216.
- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.
2. Khái niệm |
2.1 Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là tổ chức con thuộc sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, được uỷ quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp mẹ, kể cả nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền. Việc kinh doanh của chi nhánh phải tương ứng với ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp mẹ, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.
2.2 Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ. Quyết định giải thể có thể xuất phát từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc của cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).
3. Các trường hợp giải thể công ty, chi nhánh |
a) Các trường hợp giải thể công ty
Theo Luật Doanh nghiệp, 4 trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) bao gồm:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Số lượng thành viên tối thiểu của công ty không đủ liên tục trong 6 tháng mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (trừ khi có quy định khác từ Luật Quản lý thuế).
b) Các trường hợp giải thể chi nhánh
Có 2 trường hợp chấm dứt hoạt động chi nhánh:
TH1: Giải thể chi nhánh theo quyết định của doanh nghiệp;
Th2: Giải thể chi nhánh do bị cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.
4. Thủ tục giải thể chi nhánh |
4.1 Quy trình giải thể chi nhánh được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan;
- Bước 2: Làm thủ tục đóng/chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế;
- Bước 3: Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an;
- Bước 4: Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh
4.2 Trình tự thủ tục các bước giải thể chi nhánh công ty
Bước 1: Xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại Tổng cục Hải quan
Trường hợp chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu, khi tiến hành giải thể thì doanh nghiệp cần nộp văn bản đề nghị xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đến Tổng cục Hải quan.
Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc, Tổng cục Hải quan sẽ gửi cho doanh nghiệp công văn xác nhận không nợ thuế của chi nhánh.
Bước 2: Làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh tại cơ quan thuế
a) Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh gồm có:
- Bản đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh;
- Quyết định giải thể chi nhánh;
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chủ quản chi nhánh là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
- Bản photo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh và doanh nghiệp chủ quản;
- Giấy ủy quyền (nếu người khác đại diện nộp hồ sơ);
- Công văn về việc chịu trách nhiệm pháp lý sau giải thể;
- Cam kết về việc không có tài sản thanh lý.
Lưu ý:
Trường hợp chi nhánh chưa phát sinh doanh thu hoặc chưa đi vào hoạt động nhưng giải thể thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Cam kết không có lao động và chi trả lương;
- Cam kết không phát sinh doanh thu, phát hành hóa đơn.
b) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý của chi nhánh.
c) Thời gian xử lý: Trong vòng 2 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh (thông tin sẽ truyền trên hệ thống giữa cơ quan thuế và Phòng Đăng ký kinh doanh).
Bước 3. Trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an
Trong trường hợp chi nhánh có khắc dấu do công an cấp (trước ngày 01/07/2015), thì doanh nghiệp cần làm thủ tục trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan công an.
a) Hồ sơ trả con dấu chi nhánh cho cơ quan công an gồm có:
- Công văn xin trả con dấu chi nhánh;
- Bản sao y chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh;
- Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu của chi nhánh do công an cấp;
- Con dấu của chi nhánh;
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.
b) Nơi nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan công an đã cấp con dấu cho chi nhánh. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan công an sẽ cấp thông báo xác nhận trả con dấu cho doanh nghiệp.
Bước 4. Làm thủ tục giải thể chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh
a) Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp:
- Ủy quyền dành cho người đại diện thực hiện thủ tục;
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh (theo mẫu);
- Quyết định giải thể chi nhánh;
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp chủ quản chi nhánh là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần);
- Xác nhận trả dấu của công an.
b) Nơi nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của tỉnh, thành phố - nơi chi nhánh hoạt động kinh doanh.
c) Thời gian giải quyết
Trong vòng 5 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trả thông báo xác nhận chấm dứt hoạt động của chi nhánh (trường hợp hồ sơ không hợp lệ cơ quan nhà nước sẽ gửi thông báo văn bản yêu cầu điều chỉnh cho doanh nghiệp).
>> Xem thêm: Dịch vụ thủ tục giải thể đối với chi nhánh
5. Thủ tục giải thể công ty |
5.1 Giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện sẽ gồm 2 trường hợp: chưa phát sinh hóa đơn và đã phát sinh hóa đơn. Dù doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh doanh thu, đều phải nộp hồ sơ đồng thời cho cơ quan quản lý thuế và Sở KH&ĐT với chi tiết hồ sơ như sau:
a) Hồ sơ giải thể gửi cơ quan thuế
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Xác nhận không nợ thuế hải quan;
- Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Quyết định giải thể công ty;
- Giấy ủy quyền.
b) Hồ sơ giải thể gửi Sở KH&ĐT
- Thông báo giải thể;
- Quyết định giải thể;
- Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Danh sách người lao động;
- Danh sách chủ nợ và các khoản nợ đã thanh toán;
- Báo cáo thanh lý tài sản;
- Giấy xác nhận trả con dấu cho cơ quan công an;
- Giấy ủy quyền.
c) Quy trình thủ tục thể tự nguyện
Giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu
- Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
- Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế;
- Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
- Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp;
- Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan khác tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý...
- Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
- Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
- Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
- Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
Giải thể doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu
- Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế
- Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan;
- Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;
- Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế;
- Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế...
- Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT
- Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;
- Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;
- Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
5.2 Giải thể bắt buộc
Giải thể công ty do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế: tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.
- Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
- Bước 1: Ngay sau ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận quyết định giải thể của Toà án, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (kèm quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án);
- Bước 2: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể từ Tòa án, doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp để thông qua quyết định giải thể. Sau đó, doanh nghiệp gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức liên quan như người lao động, khách hàng, đối tác…;
- Bước 3: Niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính công ty và các đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
- Bước 4: Trường hợp chưa thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác, doanh nghiệp phải gửi phương án giải quyết đến chủ nợ, cá nhân, tổ chức có liên quan;
- Bước 5: Doanh nghiệp tổ chức thanh lý tài sản và các khoản nợ;
- Bước 6: Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan, doanh nghiệp nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp cho Sở KH&ĐT;
- Bước 7: Sở KH&ĐT sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp “đã giải thể” trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không có sự phản đối nào từ các bên liên quan trong vòng 180 ngày, kể từ ngày thông báo doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, hoặc trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận hồ sơ giải thể.
Giải thể công ty do không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định về loại hình
Ngoài trường hợp bị thu hồi giấy phép, nếu doanh nghiệp thay đổi số lượng thành viên nhưng không làm thủ tục điều chỉnh loại hình doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục thì thuộc trường hợp giải thể bắt buộc. Tuy nhiên, với trường hợp này, bạn thực hiện thủ tục tương tự như giải thể tự nguyện
Lưu ý: Dù giải thể tự nguyện hay giải thể bắt buộc, doanh nghiệp phải giải thể đồng thời chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nếu có.
>> Xem thêm: Dịch vụ giải thể công ty trọn gói
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Dịch vụ giải thể công ty và chi nhánh". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
- Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có quy định như thế nào? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ
- Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ cả nước
- Quy định về toán hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai. Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện
- Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp, bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Dịch vụ kế toán thuế, báo cáo thuế cho công ty xây dựng quy mô nhỏ dưới 10 hóa đơn 1 tháng
- Dịch vụ kế toán thuế cho công ty du lịch giá rẻ, uy tín, trên cả nước
- Dịch vụ giải thể công ty trọn gói
- Dịch vụ làm hồ sơ kế toán để giải thể công ty
- Dịch vụ thủ tục giải thể đối với chi nhánh