THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG CÔNG TY CỔ PHẦN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Trong thời kỳ hộp nhập quốc tế, nhiều người nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam trở thành thị trường đầu tư. Được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định và có mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tùy vào doanh nghiệp 100% vốn điều lệ Việt Nam hay có vốn đầu tư nước ngoài mà các điều kiện, hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, vốn góp sẽ có sự khác nhau.
1. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài |
Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài sẽ không căn cứ vào loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên hay công ty TNHH hai thành viên trở lên, mà sẽ được chia thành: doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
1.1 Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Nếu doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, khi muốn chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải căn cứ vào ngành nghề kinh doanh đó có quy định nào về việc chuyển nhượng vốn, cổ phần cho người nước ngoài không và tỷ lệ tối đa vốn góp được phép chuyển nhượng là bao nhiêu.
Nếu doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không điều kiện và tỷ lệ chuyển nhượng dưới 51%: Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các trường hợp khác, khi thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn, cổ phần cho người nước ngoài thì phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở KH&ĐT. Sau đó mới làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thay đổi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông).
1.2 Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài ở đây có thể hiểu là doanh nghiệp Việt Nam có vốn góp của người nước ngoài hoặc các yếu tố nước ngoài khác chẳng hạn như người đại diện pháp luật là người nước ngoài.
Tương tự với doanh nghiệp Việt Nam, khi chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cũng sẽ phải xét về ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chuyển nhượng, bởi có một số ngành nghề không cho người nước ngoài đăng ký hoạt động và một số ngành nghề sẽ giới hạn phần trăm góp vốn.
Ví dụ:
- Ngành du lịch: Doanh nghiệp phải có ít nhất 10% vốn góp của người Việt Nam;
- Ngành vận tải hàng hóa: Tỷ lệ góp vốn tối đa của người nước ngoài là 49%.
Trong trường hợp này, khi thành viên/cổ đông (người Việt Nam hoặc người nước ngoài) muốn chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài khác thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư. Sau đó mới làm thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Thủ tục, hồ sơ khi chuyển nhượng vốn góp, cổ phần |
2.1 Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, các hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp, file mẫu;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu (nếu nhà đầu tư là cá nhân);
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp (nếu nhà đầu tư là tổ chức).
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị;
- Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị.
Lưu ý:
Tại bước 1, nhà đầu tư là tổ chức có thể cung cấp thay thế giấy chứng nhận thành lập bằng tài liệu/văn bản khác xác nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
Tại bước 2, thông thường sẽ cần phải có các hồ sơ kể trên, tuy nhiên, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
- Quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.
Như đã chia sẻ, nếu tỷ lệ chuyển nhượng dưới 51% và ngành nghề không có quy định nào về điều kiện chuyển nhượng thì bạn chỉ cần thực hiện bước 2.
2.2 Đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư, các hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Bản giải trình về việc đáp ứng đủ điều kiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
- Văn bản xác nhận số dư tài khoản lớn hơn hoặc bằng số vốn đầu tư của nhà đầu tư;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với cá nhân);
- Đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổ chức nước ngoài);
- Báo cáo tài chính trong 2 năm (đối với tổ chức nước ngoài);
- Văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp (đối với tổ chức nước ngoài).
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hồ sơ cần chuẩn bị tương tự đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
Thời gian trả kết quả: Trong vòng từ 25 - 30 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
3. Lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài |
- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng, thành viên hay cổ đông người Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho người nước ngoài phải nộp tờ khai kê khai thuế TNCN lên cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Đối với công ty cổ phần, cá nhân chuyển nhượng vừa phải nộp tờ khai thuế TNCN, vừa phải nộp thuế TNCN là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.
- Đối với công ty TNHH, cá nhân chuyển nhượng chỉ cần nộp tờ khai thuế TNCN trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất chuyển nhượng.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục chuyển nhượng công ty cổ phần cho người nước ngoài". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 | Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ. |
👉 | Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ. |
👉 | Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn. |
👉 | Đảm bảo đúng những quy định pháp luật. |
👉 | Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành |
👉 | Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh. |
Bài viết liên quan:
- Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật
- Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Philipines, Đức, Thái Lan muốn mở công ty kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam cần thủ tục gì?
- Hướng dẫn đăng ký chuyển đổi vốn vay thành vốn góp đối với công ty có vốn nước ngoài
- Cách đăng ký chuyển đổi khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ công ty mẹ sang cho công ty con có vốn nước ngoài
- Đăng ký vốn vay thành vốn góp thủ tục bên ngân hàng cần chuẩn bị những gì?
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty trên giấy chứng nhận đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gì
- Hồ sơ, thủ tục gia hạn vốn góp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Hướng dẫn thủ tục, dịch vụ đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mới nhất
- Thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư
- Đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam