DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Hiện nay, nhu cầu của xã hội về lao động có tay nghề ngày càng cao do tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Chính vì thế đã có nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tiến hành đào tạo nghề. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nhưng nhiều đơn vị loay hoay không biết phải làm như thế nào để có thể được phép dạy nghề và phải thực hiện những thủ tục gì? Để có thể thực hiện được hoạt động dạy nghề cho các lĩnh vực khác nhau thì được sự đồng ý và ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm thì cơ sở đó mới được phép đi vào hoạt động. Do đó, trong bài viết dưới đây của HTDNV Group sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các điều kiện, thủ tục để xin giấy phép mở trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP liên quan đến việc đăng ký thành lập trung tâm dạy nghề
- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP đưa ra những quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP đưa ra một số sửa đổi, bổ sung các nghị định có liên quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội.
- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ban hành những quy định chi tiết đối với một số điều và cách thức thi hành luật giáo dục nghề nghiệp.
- Nghị định số 24/2022/NĐ-CP quy định việc sửa đổi, bổ sung một số điều về điều kiện đầu tư và hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP.
2. Trung tâm dạy nghề là gì?
Trung tâm dạy nghề còn được gọi là trung tâm đào tạo nghề được xem là nơi thực hiện, tổ chức những hoạt động giảng dạy nghề nghiệp.
Theo quy định của nhà nước, giáo dục nghề nghiệp thuộc một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Việc giáo dục của trung tâm dạy nghề được thực hiện hai hình thức là đào tạo chính quy và thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
3. Loại hình của trung tâm dạy nghề
Trung tâm dạy nghề được tổ chức theo một trong các loại hình sau đây:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: được xem là cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Nhà nước sở hữu, đầu tư, cũng như xây dựng cơ sở vật chất.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục: được xem là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế tư nhân, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoặc cá nhân sở hữu, đầu tư, cũng như xây dựng cơ sở vật chất.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư 100% vốn bởi nhà đầu tư nước ngoài; hay liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
4. Điều kiện cần đáp ứng để thành lập trung tâm dạy nghề
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị hoặc 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
- Trường hợp địa điểm xây dựng cơ sở vật chất của trường trung cấp, trường cao đẳng vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực đô thị vừa có diện tích đất sử dụng tại khu vực ngoài đô thị thì thực hiện quy đổi diện tích đất theo tỷ lệ tương ứng giữa đất khu vực đô thị với đất khu vực ngoài đô thị là 1:2.
- Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;
- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
- Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng."
5. Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề
a) Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 24/2022/NĐ-CP).
- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 24/2022/NĐ-CP).
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định. Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê.
- Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.
Lưu ý: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài hồ sơ nêu trên, hồ sơ cần bổ sung:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp của các thành viên góp vốn;
- Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập.
- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập.
- Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp.
b) Thẩm quyền cấp phép
UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội - Tỉnh Lâm Đồng
c) Thời gian giải quyết: 16 ngày làm việc
d) Trình tự thủ tục
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp lập hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra sơ bộ hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) để tổ chức thẩm định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp;
- Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Bước 3: Quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp
- Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đủ điều kiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2022/NĐ-CP). Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trường hợp hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đủ điều kiện nhưng phải hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2022/NĐ-CP). Trường hợp không quyết định thành lập, không cho phép thành lập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
Để xin cấp giấy phép nhà ở thì cần những loại giấy tờ gì? Dịch vụ hồ sơ, thủ tục uy tín tại Việt Nam
Quy trình - thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
Dịch vụ hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trọn gói, giá rẻ
Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập thì cần chuẩn bị hồ sơ gì? Dịch vụ làm giấy phép trọn gói
Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có quy định như thế nào? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ
Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ cả nước