• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Nước là nguồn tài nguyên quý giá rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật, là một trong những nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước ta. Vậy Thành lập công ty Kinh doanh dịch vụ khoan nước ngầm, thăm dò nước ngầm cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Tài nguyên nước năm 2017;
  • Nghị định 02/2023/NĐ-CP;
1. Tài nguyên nước và nước ngầm
  • Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng chứa nước ngầm dưới đất.
  • Ngưỡng khai thác nước ngầm là giới hạn cho phép khai thác nước ngầm nhằm bảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác động xấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép

a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp khai thác nước ngầm quy định tại các điểm a, b và d nêu trên ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.
Tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp nêu trên.
Việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước ngầm, tiềm năng, trữ lượng nước ngầm và các quy định về hạn chế khai thác nước ngầm.

3. Khu vực phải đăng ký khai thác nước ngầm
  • Khu vực có mực nước ngầm đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước ngầm bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép; 
  • Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước ngầm gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu; 
  • Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước ngầm gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đấtbị mặn, lợ; 
  • Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước ngầm gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác; 
  • Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng. 
  • Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước ngầm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước ngầm cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định nêu trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước ngầm.
4. Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm

4.1. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu 03, TT27/2014/TT-BTNMT);
  • Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước ngầm;
  • Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước ngầm đang hoạt động.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Trường hợp chưa có công trình khai thác nước ngầm, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

4.2. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ).

4.3. Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.4. Trình tự xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định
  • Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường
    Nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung.
    Nếu hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu tiếp nhận hẹn ngày trả hồ sơ; trình Lãnh đạo Sở ký phiếu giao việc chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản.
  • Bước 3: Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản xem xét hồ sơ:
    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ điều kiện thẩm định làm văn bản trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do, chuyển hồ sơ cho Bộ phận một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
    Nếu hồ sơ đủ điều kiện thẩm định: Tổ chức thẩm định theo quy định.
  • Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm có thời hạn bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định thời hạn của giấy phép tài nguyên nước như sau:

  • Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm;
  • Giấy phép thăm dò nước ngầm có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
  • Giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ khoan và thăm dò nước ngầm". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.


Bài viết liên quan:

social