Trước tình hình thế giới đầy biến động hiện nay, Việt Nam nổi lên là một thị trường ổn định, an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài tới thành lập công ty, chi nhánh để mở rộng và phát triển.
Ngoài những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư đã có chi nhánh tại Việt Nam cũng muốn tiếp tục ở lại kinh doanh và phát triển.
Vậy Gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 11/2016/TT-BCT;
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP;
1. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về khái niệm chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Về quyền thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Về nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
2. Điều kiện Gia hạn giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép.
3. Cách thức thực hiện
3.1. Thành phần hồ sơ
Theo khoản 1, điều 22, Nghị định 07/2016/NĐ-CP , Hồ sơ Gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
Lưu ý: Tài liệu phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
Lưu ý: Tài liệu phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam. - Bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp.
3.2. Cách thức thực hiện
Thương nhân nước ngoài có thể:
- Nộp qua đường Bưu điện;
- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương.
- Nộp trực tuyến qua internet.
3.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trình tự thực hiện
- Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh phải được nộp trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Bộ Công Thương gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Công Thương gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.
- Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
5. Lời kết
Trên đây, HTDNV Group đã cung cấp cho các bạn những thông tin về "Thủ tục Gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam".
Vì giới hạn bài viết nên không thể giải thích hết những băn khoăn của khách hàng. Nếu quý doanh nghiệp có những thắc mắc cần được giải đáp chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline của HTDNV Group 0909 206 247 để được tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất: