• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Nước uống trái cây là một loại thực phẩm phổ biến và được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, tươi mát cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm nước uống trái cây sau khi sản xuất đều có thể đưa ngay ra thị trường. Để đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và tuân thủ quy định pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố chất lượng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây không chỉ là điều kiện tiên quyết để sản phẩm lưu hành hợp pháp mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và uy tín với khách hàng. Để nắm rõ hơn về thủ tục công bố chất lượng nước trái cây, hồ sơ cần chuẩn bị, kiểm nghiệm sản phẩm và các quy định về an toàn thực phẩm, hãy theo dõi bài viết từ HTDNV Group để được hướng dẫn chi tiết.

1. Cơ sở pháp lý
  • Luật an toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định 85/2019/NĐ-CP.
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP và nghị định 111/2021 nghi định về nhãn hàng hóa
  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
2. Điều kiện thực hiện thủ tục tự công bố nước uống trái cây
  • Là cơ sở có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đạt tiêu chuẩn ISO 22000
  • Sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương tứng, tuần thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người
  • Sản phẩm phải được đựng trong bao bì kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục tự công bố nước uống trái cây
  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
  • Nhãn chính sản phẩm/nhãn sản phẩm dự kiến
  • Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
  • Hợp đồng gia công (Nếu cơ sở là nhà phân phối và đi gia công tại cơ sở khác)
4. Quy trình thủ tục công bố nước uống trái cây

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm nước trái cây, dựa theo chất lượng của nước ép trái cây  trước khi cho ra thị trường theo nghị định 115/2018/NĐ – CP.

 

  • Chỉ tiêu cảm quan. Màu sắc, độ đục, mùi vị +
  • Chi tiêu hóa học: Độ pH, Tổng chất rắn hoà tan, Sunfat, Natri, Florua, Amoni,

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố nước trái cây

Căn cứ Nghị Định 15/2018/NĐ-CP hồ sơ tự công bố nước uống đóng chai, đồng binh bao gồm các thành phần sau đây:

  • Bản tự công bố nước uống trái cây,
  • Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc giấy đăng ký hộ kinh doanh

  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước trái cây,
  • Phiếu kết quả hiếm nghiệm an toàn thực phẩm nước trái cây hợp lệ
  • Bản kê khai thống tin chi tiết sản phẩm
  • Mẫu nhãn sản phẩm nước trái cây

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố nước trái cây sau khi hoàn tất bước chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM hoặc chi cục an toàn thực phẩm tại các tỉnh thành. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 đến 07 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ thông báo và trả kết quả lên website.

Ngay sau khi thực hiện tự công bố chất lượng nước trái cây doanh nghiệp được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

5. Lưu ý khi thực hiện tự công bố sản phẩm nước uống trái cây
  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

 6. Dịch vụ cung cấp về thủ tục công bố, Giấy Phép an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm tại HTDNV Group

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp, dịch vụ về giấy phép đầu tư trong đó có thủ tục gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư được HTDNV Group hỗ trợ thủ tục một cách nhanh chóng và đơn giản. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các thủ tục gia hạn tại cơ quan đăng ký đầu tư;

Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thay đổi phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật về đầu tư;

Hoàn thiện hồ sơ cho quý khách hàng;

Giải trình với cơ quan cấp phép đầu tư, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và trao lại tận tay cho quý khách hàng;

Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;

Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có thời hạn là 03 năm. Vì vậy, sau khi kết thúc thời hạn 03 năm đó doanh nghiệp sẽ phải xin cấp giấy phép ATTP. Tuy nhiên việc xin lại giấy chứng nhận phải được tiến hành trước 06 tháng trước khi kết thúc.

  • Đương nhiên trong thời gian 06 tháng cuối này thì giấy phép cũ vẫn sẽ có hiệu lực như bình thường. Tuyệt đối doanh nghiệp không được để cơ sở của mình không có giấy chứng nhận.
  • Nếu trước 06 tháng mà doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành xin cấp lại giấy phép mới thì dù với bất kỳ lý do gì cơ quan có thẩm quyền cũng không chấp nhận
  • Tóm lại, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là Sở Y tế và Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Toàn bộ bài viết về gia hạn vốn góp đầu tư. "HTDNV Group có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với đội ngũ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt của chúng tôi thông qua website: www.htdnv.vn ".

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục công bố sản phẩm nước trái cây"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉

Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉

Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉

Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉

Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉

Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉

Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

 


Bài viết liên quan:

social