Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thuật ngữ “doanh nghiệp FDI” ngày càng trở nên quen thuộc. Bạn đã từng thấy khái niệm này trong những bài báo về tình hình kinh tế, đầu tư tài chính trước đây, vậy vốn FDI là gì? Việc thành lập các doanh nghiệp FDI sẽ đem lại lợi nhuận cùng những rủi ro, thách thức ra sao? Hãy để HTDNV Group sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
1. FDI là gì? |
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Theo đó, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn. Phần vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FDI bao gồm 2 loại:
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%;
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.
2. Hoạt động đầu tư của FDI |
Hiện nay, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI |
- Đăng ký kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực không bị pháp luật cấm;
- Nhà đầu tư nước ngoài nếu là cá nhân thì phải có quốc tịch nước ngoài, nếu là tổ chức thì phải thành lập theo luật pháp nước ngoài;
- Phải có dự án đầu tư cụ thể và hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đây cũng là một trong các điều kiện để doanh nghiệp FDI nhận được các chính sách ưu đãi từ nhà nước.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI, công ty có vốn đầu tư nước ngoài |
Hiện nay, để thành lập công ty FDI tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Đầu tư trực tiếp;
- Cách 2: Đầu tư gián tiếp.
4.1. Thành lập doanh nghiệp FDI trực tiếp từ đầu (đầu tư trực tiếp)
- Trường hợp 1: Có kế hoạch sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam để đầu tư vốn;
- Trường hợp 2: Có kế hoạch thực hiện dự án liên quan nhà nước hoặc dự án có quy mô lớn.
| Chi tiết hồ sơ | Thời gian thực hiện |
Bước 1: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư |
| Từ 35 ngày làm việc, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ xem xét & cấp giấy phép đầu tư |
Bước 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
| Trong 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ |
Lưu ý:
- Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi.
- Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
4.2. Thành lập công ty Việt Nam rồi chuyển nhượng (đầu tư gián tiếp)
| Chi tiết hồ sơ | Thời gian thực hiện |
Bước 1: Thủ tục thành lập công ty với 100% vốn Việt Nam |
| Trong 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ & cấp giấy chứng nhận ĐKKD |
Bước 2: Thủ tục xin cấp văn bằng đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài |
| Trong 10 ngày, Phòng Đăng ký đầu tư sẽ ra thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp |
Bước 3: Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho nước ngoài (thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD) |
| Từ 5 - 7 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận ĐKKD mới |
Lưu ý:
- Tùy vào trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức mà chi tiết hồ sơ sẽ thay đổi
- Các văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục gia hạn vốn góp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất
Các câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp FDI
1. Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm 2 loại hình:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.
2. Thành lập doanh nghiệp FDI có khó không?
Việc thành lập doanh nghiệp FDI có phần phức tạp hơn so với thành lập doanh nghiệp thuần Việt Nam bởi bạn cần tiến hành 2 bước:
- Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Vốn FDI là gì?
Vốn FDI (Foreign Direct Investment) là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Lợi ích của FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI giữ vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước, bởi 1 số lợi ích mà mô hình này mang lại, chẳng hạn:
- Bổ sung nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển kinh tế;
- Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và năng suất lao động;
- Góp phần vào việc tăng trưởng GDP và các khoản thu ngân sách nhà nước;
- Góp phần nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động…
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
- Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật
- Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Philipines, Đức, Thái Lan muốn mở công ty kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam cần thủ tục gì?
- Hướng dẫn đăng ký chuyển đổi vốn vay thành vốn góp đối với công ty có vốn nước ngoài
- Cách đăng ký chuyển đổi khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn từ công ty mẹ sang cho công ty con có vốn nước ngoài
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty trên giấy chứng nhận đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ gì
- Hồ sơ, thủ tục gia hạn vốn góp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định mới nhất
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Hướng dẫn thủ tục, dịch vụ đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mới nhất
- Thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư