Ngành chăn nuôi là một trong những lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam. Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng của sản phẩm, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Kinh doanh thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi đang là một trong những ngành nghề đầy tiềm năng và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Vậy thành lập công ty Kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần có những thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý |
- Luật Chăn nuôi 2018;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/2/2017.
1. Thức ăn thủy sản, chăn nuôi là gì? |
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
2. Điều kiện thành lập công ty thức ăn thủy sản, chăn nuôi |
Hiện nay, khi thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, bạn phải đáp ứng được các điều kiện theo Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
- Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
- Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
- Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
- Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
- Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
- Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.
3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thức ăn thủy sản, chăn nuôi |
3.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn;
- Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông;
- Giấy ủy quyền và bản sao CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp không phải là người đại diện pháp luật).
3.2. Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến (online) tại trang Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
3.3. Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Từ 03 - 05 ngày làm việc, kể từ ngày bạn nộp đầy đủ hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc văn bản điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
>> Xem thêm: Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
4. Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi |
4.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục này bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất;
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất;
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn;
4.2. Nộp hồ sơ
- Cục Chăn nuôi đối với công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi là thức ăn bổ sung; công ty sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục Chăn nuôi.
4.3. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 2: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu cần thiết) trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 3: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
>> Xem thêm: Thuê dịch vụ kế toán thuế theo quý, theo tháng cho công ty nông nghiệp
Bài viết liên quan:
- Quy trình - thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất
- Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty/doanh nghiệp
- Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có quy định như thế nào? Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ
- Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, giá rẻ cả nước
- Quy định về toán hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai. Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện
- Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp, bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Dịch vụ kế toán thuế, báo cáo thuế cho công ty xây dựng quy mô nhỏ dưới 10 hóa đơn 1 tháng