• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

MỞ TIỆM BÁNH KEM NHỎ CẦN XIN GIẤY PHÉP GÌ? QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM BÁNH

Ngày nay, vào các dịp sinh nhật, lễ kỉ niệm,… không thể thiếu một chiếc bánh kem. Kinh doanh lĩnh vực này đang ngày càng phát triển và nhu cầu tăng cao, đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ 9X hiện nay.

Nhiều cơ sở sản xuất bánh kem mọc lên nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy để tham gia vào lĩnh vực này các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và có đầy đủ các loại giấy phép cần thiết. Trong bài viết dưới đây, HTDNV Group sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những loại giấy phép này nhé!

 

1. Mã ngành kinh doanh mở cửa hàng bánh ngọt

MÃ NGÀNH

TÊN NGÀNH

1071 – 10710:

Mã ngành nghề sản xuất các loại bánh từ bột

Nhóm này gồm:

Sản xuất các loại bánh từ bột như:

– Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;

– Sản xuất bánh mì dạng ổ bánh mì;

– Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả…

– Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;

– Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh giòn, bánh quy cây…) mặn hoặc ngọt;

– Sản xuất bánh bắp;

– Sản xuất bánh phồng tôm;

– Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế.

 

2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

a) Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 TT 02.2023 BKHDT).docx);
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

b) Cơ quan cấp

  • Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp quận/huyện

c) Thời gian nộp

  • Trực tiếp: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Trực tuyến: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí

  • Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định (căn cứ quy định tại Thông tư số 85/2019/TT-BTC). Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh ở cấp huyện hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh không được hoàn trả cho hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh không được cấp đăng ký hộ kinh doanh

3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Hồ sơ cần chuẩn bị

  •  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu số 1 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  •  Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
  •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế tuyến huyện trở lên cấp.
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

 

 

Mẫu 01- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

b) Cơ quan cấp:

  • Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
  • Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

c) Thời gian giải quyết: 15-20 ngày làm việc

d) Lệ phí:

  • Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 500.000 đồng /lần/cơ sở.
  • Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở
  • Đối với cơ sở sản xuất khác được giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở.

e) Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã hướng dẫn nêu trên

Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện

Lưu ý: Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp.

 

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép kinh doanh tiệm bánh kem"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉

Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉

Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉

Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉

Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉

Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉

Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

 

HTDNV GROUP - UY TÍN - TỐI ƯU - TIẾT KIỆM

 

 

 

social