• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

 

Công ty 100% vốn nước ngoài là pháp nhân Việt Nam nhưng 100% vốn góp do nhà đầu tư góp vốn để kinh doanh tại Việt Nam. Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp lý liên quan.

1. Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có quốc tịch (đối với nhà đầu tư cá nhân) hoặc trụ sở chính (đối với nhà đầu tư là tổ chức) tại quốc gia là thành viên của WTO.
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư, địa điểm đặt trụ sở công ty phù hợp với mục tiêu, dự định kinh doanh.
  • Không đăng ký những ngành nghề bị cấm đầu tư và chỉ được đăng ký những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết mở của thị trường khi gia nhập WTO.
  • Phải có năng lực tài chính để thực hiện dự án và chứng minh được năng lực tài chính.

2. Các hình thức cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh, mở công ty tại Việt Nam

a) Theo hình thức nhà đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp mới

  • Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn ngay từ quá trình thành lập công ty tại Việt Nam. Việc đóng góp vốn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cụ thể

b) Theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

  • Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty tại Việt Nam sau khi công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực hoạt động cụ thể, họ có thể đóng góp từ thấp hơn hoặc bằng 100% vốn vào công ty Việt Nam. Để thực hiện, nhà đầu tư nước cần hoàn tất thủ tục mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều kiện đối với hình thức mua cổ phần hoặc vốn góp: Căn cứ Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện về việc tiếp cận thị trường theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Đảm bảo an ninh quốc phòng.
  • Đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn, biên giới, đảo hay xã, phường, thị trấn ven biển.

Điều kiện về chủ thể, quốc tịch:

  • Chủ thể đầu tư có thể là cá nhân trên 18 tuổi hoặc tổ chức, doanh nghiệp có quốc tịch của thành viên WTO hoặc quốc tịch của nơi có ký điều ước song phương liên quan đến việc đầu tư với nước Việt Nam.
  • Hiện nay, pháp luật không quy định về quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài, tức là bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đầu tư vào Việt Nam nếu tuân thủ các quy định pháp luật và được phê duyệt.

Điều kiện về năng lực tài chính: 

  • Nhà đầu tư đảm bảo phải có đủ năng lực về tài chính, cần phải chứng minh năng lực tài chính khi đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành thẩm định và tuân theo các quy định liên quan điều chỉnh lĩnh vực họ lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu về tài chính cần thiết trước khi thực hiện đầu tư.

Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp, địa điểm thực hiện dự án: 

  • Nhà đầu tư phải có địa điểm thực hiện dự án tại Việt Nam, được thể hiện bởi hợp đồng thuê và các giấy tờ hợp pháp của bên cho thuê để làm trụ sở công ty và nơi thực hiện dự án.

Điều kiện về năng lực:

  • Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.

3. Hình thức 1: Cá nhân, tổ chức thành lập công ty tại Việt Nam theo diện thành lập mới xin chứng nhận đầu tư (Hình thức đầu tư trực tiếp)

Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy chứng nhận đầu tư:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
  • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:

  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)

Bước 2: Trình tự thực hiện

  • Nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ;
  • Kết quả nhận được: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.

Bước 3: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư chủ đầu tư thực hiện xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông tuỳ từng loại hình doanh nghiệp.
  • Nếu là cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc tài liệu chứng thực cá nhân hợp pháp (bản sao).
  • Nếu là tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập/tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản uỷ quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương đã được hợp pháp hóa lãnh sự của thành viên là tổ chức nước ngoài (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan thẩm quyền cấp.

Bước 4: Sau khi có kết quả từ Sở kế hoạch Doanh nghiệp chuẩn bị các thủ tục sau để hoàn thiện Công ty

  • Khắc dấu tròn cho công ty
  • Dán biển hiệu địa chỉ công ty
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng cho Công ty
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số
  • Lập tờ khai môn bài
  • Kê khai hồ sơ thuế ban đầu cho công ty

4. Thành lập công ty đầu tư theo diện chuyển nhượng/mua vốn góp công ty tại Việt Nam (Hình thức đầu tư gián tiếp)

Bước 1: Hồ sơ cẩn chuẩn bị

  • Hồ sơ đăng ký góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp gồm các thông tin chi tiết về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư quốc tế đề xuất góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp. Nội dung cần bao gồm cả tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi thực hiện góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của nhà đầu tư cá nhân. Đối với nhà đầu tư là tổ chức, cần có bản sao của giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác để xác nhận tư cách pháp lý.
  • Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận vốn hoặc cổ phần.
  • Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn hoặc cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Thông báo xác nhận việc đáp ứng đủ điều kiện cho việc góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào doanh nghiệp tại Việt Nam

Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần

  • Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định đóng góp hơn 51% vốn, công ty Việt Nam cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Việc chuyển gói đầu tư của nhà đầu tư qua tài khoản này được thực hiện theo quy định. Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn của các thành viên và cổ đông cần tuân theo các quy định về kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp (nếu áp dụng).

Bước 4: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất quá trình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty sẽ thực hiện các bước thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Việc này bao gồm cập nhật thông tin về việc góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Các tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Quyết định về việc thay đổi của công ty (nếu có).
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông/Công ty TNHH liên quan đến nội dung thay đổi (nếu có).
  • Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ liên quan.
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn.
  • Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư.

Quy trình thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà công ty có trụ sở chính đặt tại.
Bước 5: Khắc dấu, làm biển hiệu

Bước 6: Đăng ký mở tài khoản giao dịch và tài khoản đầu tư

Bước 7: Đăng ký token, hóa đơn điện tử, đăng ký hồ sơ kê khai thuế

SO SÁNH ƯU - NHƯỢC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ CHUYỂN NHƯỢNG

Đầu tư diện trực tiếp

Đầu tư diện gián tiếp

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư không phải thông qua cá nhân hoặc công ty Việt Nam;
  • Không bị giới hạn quy mô, đảm bảo được tốt nhất quyền, lợi ích của nhà đầu tư;
  • Độ tin cậy cao.

Ưu điểm

  • Giấy tờ đơn giản;
  • Phí dịch vụ thấp;
  • Nhà đầu tư không cần phải: chứng minh tài chính, cung cấp hợp đồng thuê trụ sở kinh doanh

Nhược điểm

  • Chi phí cao;
  • Giấy tờ chuẩn bị phức tạp và phải giải trình khả năng thực hiện dự án;
  • Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh tài chính và cung cấp hợp đồng thuê trụ sở.

Nhược điểm

  • Phải nộp tờ khai và thuế TNCN 0.1%
  • Phải thông qua nhà đầu tư Việt Nam;
  • Nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp.
  • Độ tin cậy thấp

 

Đối tượng phù hợp

  • Phù hợp cho những dự án quy mô lớn như sản xuất, các dự án mà nhà đầu tư nước ngoài không phải thông qua nhà đầu tư Việt Nam.

Đối tượng phù hợp:

  • Phương án này đơn giản, thích hợp cho những ngành nghề cơ bản và cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ là cá nhân hoặc pháp nhân.

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễ phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.


Bài viết liên quan:

Điều kiện để kinh doanh môn thể dục thẩm mỹ là gì? Trình tự hồ sơ, thủ tục trọn gói, giá rẻ 2024

Dịch vụ thành lập, điều kiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bóng rổ quy mô nhỏ uy tín, trọn gói

Kinh doanh môn võ Cổ truyền, Vovinam cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói, uy tín 

Kinh doanh Lân sư rồng có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Hướng dẫn chi tiết thủ tục đầy đủ, trọn gói giá rẻ 

Mở kinh doanh bóng bàn quy mô nhỏ có cần xin giấy phép kinh doanh hay không?

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh Yoga quy mô nhỏ là gì? Dịch vụ hồ sơ, thủ tục trọn gói, giá rẻ

Để mở tiệm kinh doanh thuốc tây thì cần những điều kiện, thủ tục gì? Dịch vụ hồ sơ trọn gói, giá rẻ 2024

Người nước ngoài về Việt Nam đầu tư cần làm những thủ tục, hồ sơ gì để đúng pháp luật

Người Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Philipines, Đức, Thái Lan muốn mở công ty kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam cần thủ tục gì?

Kinh doanh quán cà phê có cần bảo hộ nhãn hiệu hay không? Dịch vụ hồ sơ, thủ tục bảo hộ nhãn hiệu quán cà phê trọn gói 2024

social