• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

Việt Nam có nhiều tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nên thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vô cùng thuận lợi và nhanh chóng… Giữa Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Hiệp định thương mại tự do ACFTA nên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cũng được duyệt nhanh hơn cũng như thuế được ưu đãi hơn rất nhiều…. Đây là một cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế Việt Nam. Vậy thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bao gồm những hồ sơ gì? Bài viết dưới đây, HTDNV Group sẽ giúp các bạn chuẩn bị hồ sơ một cách nhanh chóng và chính xác.

1. GACC Là Gì? Mã GACC Là Gì?
  • GACC - Tổng cục Hải quan Trung Quốc, là đơn vị triển khai việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
  • Tổng cục Hải quan Trung Quốc GACC có nhiệm vụ chính kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh vào Thị Trường Trung Quốc. 
  • GACC có thêm nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
  • Mã số GACC: được biết đến với một số tên gọi như Mã số xuất khẩu nông sản, Mã GACC number, mã CVNM, Mã Cifer, Mã code GACC.
2. Đăng ký xuất khẩu sang trung quốc đối với 18 nhóm Hàng Hóa

Theo quy định của Lệnh 248 từ Tổng Cục Hải Trung Quốc GACC quy định về thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau đây phải đăng ký hàng hóa trước khi xuất khẩu, Đăng ký mã Gacc sang Thị trường Trung Quốc:

STT

Tên Sản phẩm

1

  • Thịt và các Sản phẩm từ thịt

2

  • Vỏ ruột

3

  • Sản phẩm thủy sản

4

  • Sản phẩm từ sữa

5

  • Yến sào và Sản phẩm từ Tổ yến

6

  • Sản phẩm từ Ong, trứng và các sản phẩm từ trứng

7

  • Chất Béo và dầu thực phẩm

8

  • Bột mì

9

  • Ngũ cốc Ăn liền

10

  • Sản phẩm Bột ngũ cốc và mạch nha

11

  • Rau tươi và khô

12

  • Đậu Khô

13

  • Các loại hạt và hạt giống

14

  • Gia vị

15

  • Trái cây sấy khô

16

  • Hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang

17

  • Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt

18

  • Thực phẩm chức năng

 

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài xuất khẩu hàng nông sản

3. Thủ tục đầu mối Đăng ký xuất khẩu, đăng ký Mã số xuất khẩu vào Trung Quốc

a) Nghiên cứu quy định đăng ký doanh nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm đăng ký xuất khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Lệnh 248 & Lệnh 249) và Công hàm số 353/2021 của Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc về hướng dẫn triển khai đăng ký doanh nghiệp nước ngoài;

b) Trường hợp đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền thì kiểm tra, xác định sản phẩm thuộc thẩm quyền đăng ký của từng Bộ để triển khai cụ thể:

Cơ quan có thẩm quyền

  • Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT
  • Cục Thú Y Bộ NN&PTNT
  • Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản - Bộ NN&PTNT
  • Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương
  • Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

4. Hướng dẫn đăng ký xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

a) Đáp ứng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc nhanh chóng cần đáp ứng các loại giấy tờ do GACC yêu cầu gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản cam kết của doanh nghiệp.
  • Sơ đồ sản xuất.
  • Những loại giấy tờ trên yêu cầu phải được ký tên, đóng dấu theo quy định và có đi kèm bản sao.

b) Các loại giấy tờ do Cục Bảo Vệ Thực Vật yêu cầu gồm:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 
  • Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt; 
  • Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn;
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; 
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế; 
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm; 
  • Giấy chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm hay các loại giấy chứng nhận khác tương đương.
  • Bản thuyết minh đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Bản xác nhận kiểm dịch thực vật của Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố theo thẩm quyền quản lý quy định tại Thông tư 35/2015/TTBNNPTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa.

Chú ý:

  • Tất cả những loại giấy tờ trên cần phải được ký tên đóng dấu theo quy định và gửi bản sao về Cục Bảo Vệ Thực Vật qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn hoặc nộp trực tiếp. 
  • Nếu GACC có những thay đổi về yêu cầu đăng ký thì Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ điều chỉnh phù hợp với tình hình và báo với doanh nghiệp, đơn vị đăng ký để nắm rõ.

c) Quy trình đăng ký Online:

  • Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp tài khoản cho doanh nghiệp bằng cách gửi thông tin tiếng Anh qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn cùng username và password mà doanh nghiệp đề xuất. 
  • Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật sau khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc cấp tài khoản cho Doanh nghiệp trên Website https://cifer.singlewindow.cn. 
  • Bước 3: Doanh nghiệp truy cập vào Website https://cifer.singlewindow.cn và sử dụng account và password do Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp để thực hiện đăng ký online xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc.
  • Bước 4: Hồ sơ được gửi đi, Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ kiểm tra và nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ tiến hành gửi tới GACC.
  • Bước 5: Doanh nghiệp phải theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi từ Cục Bảo Vệ Thực Vật cũng như GACC trực tiếp trên Website.
5. Đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc

5.1 Đối tượng và phạm vi đăng ký

a) Đối tượng đăng ký Mã số xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248, Lệnh 249, bao gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm xuất vào thị trường Trung Quốc;
  • Doanh nghiệp sản xuất chế biến, liên quan tới bảo quản lưu trữ thực phẩm cho lạnh xuất vào thị trường Trung Quốc.
  • Doanh nghiệp liên quan tới lưu trữ thực phẩm Cho trường:
  • Doanh nghiệp nằm trong Danh mục 18 mặt hàng Theo Nghị định 15/2018/NÐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định thi hành chi tiết về Luật An toàn thực phẩm:
  • Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm, nông sản không thông qua cơ quan chức năng Việt Nam.

b) Phạm vi đāng ký Mā số xuất khẩu theo anh 248 lệnh 249

  • Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật;
  • Thực phām có nguồn gốc từ động vật: Sữa và sản phẩm từ sữa. Thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, yến
  • sao và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong trứng và sản phẩm từ rừng
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ thủy hải sản
  • Thực phẩm gồm chất béo và dầu thực vật Thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì, thực phẩm ngũ cốc, sản phẩm nông nghiệp xây sát ngũ cốc và mạch nha;
  • Thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt và thực phẩm chức năng

5.2 Hồ sơ đăng ký mã số xuất khẩu

  • Thế giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi đặt trụ sở;
  • Danh sách công ty và đơn đăng ký công ty:
  • Văn kiện chứng minh từ các doanh nghiệp, chẳng hạn như giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nối doanh nghiệp đặt trụ sở cặp:
  • Công bố Của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp có trụ sở giới thiệu đáp ứng các yêu cầu của quy định này,
  • Báo cáo thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia (khu vực) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở về việc kiem tra, xét duyệt đối với doanh nghiệp có liên quan.

Khi cần thiết, Tổng Cục Hải quan có thể yêu cầu các tài liệu về hệ thống an toàn, vệ sinh và bảo vệ thực phẩm của công ty, như sơ đồ mặt bằng của nhà máy. phân xưởng và kho lạnh của công ty, cũng như sơ đồ quy trình.

5.3 Thủ tục đăng ký mã số xuất khẩu vào Trung Quốc

  • Bước 1: Doanh nghiệp xác định cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
  • Bước 2: Thực hiện đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải đến kiểm tra doanh nghiệp, rà soát, đôi chiêu thông tin, của doanh nghiệp, hiệu lực đăng ký
  • Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam gửi danh sách doanh nghiệp và tài liệu liên quan tới Hải quan Trung Quốc thông qua đường ngoại giao
  • Bước 5: Hải quan Trung Quốc tiến hành rà soát đối chiếu, tiếp nhận đăng ký, sau đó cung cấp mã số tới cơ quan thẩm quyền hoặc doanh nghiệp Việt Nam
  • Bước 6: Doanh nghiệp dựa vào mã số do Hải quan Trung Quốc cấp để in ấn bao bì, nhãn mác của sản phẩm

Đối với doanh nghiệp tư đăng ký trực tuyến (online) với cơ quan Hải Quan Trung Quốc sẽ thực hiện theo 7 bước tại đường link www.singlewindow.cn sau để hoàn thiện các yêu cầu.

Hiệu lực của mã xuất khẩu sẽ là 5 năm, khi đăng ký mã số xuất khẩu thực phẩm, Tổng cục Hải quan sẽ xác định ngày bất đau và ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của mã số. Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ gia hạn mã số từ 3 đến 6 tháng trước khi hết hiệu lực. Khi đáp ứng yêu cầu đăng ký thi thời hạn hiệu lực của đăng ký sẽ được gia hạn thêm 5 năm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục pháp lý và hải quan xuất khẩu yến sào đi nước ngoài

6. Thông tin cơ bản của công hàm 353
  • Cục Thực phẩm - Tổng Cụ Hải Quan Trung Quốc GACC trả lời đăng ký Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài ngày 27 tháng 9 năm 2021:
  • Đối với Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải được cơ quan thẩm quyền giới thiệu đăng ký
  • Doanh nghiệp sản xuất nước ngoài tự đăng ký
  • Về thời gian hiệu lực đăng ký
  • Về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài và cơ quan thẩm quyền nước ngoài
  • Danh Sách các Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm;
  • Danh mục Thực Phẩm nhập khẩu đã có Giao Thương;
  • Mẫu thư giới thiệu Doanh nghiệp Đăng ký tại Trung Quốc của Cơ quan thẩm quyền Quốc Gia - Vùng Lãnh Thổ

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.


Bài viết liên quan:

social