ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH YOGA
Yoga là một trong những bộ môn được ưa chuộng hiện nay đói với các chị em phụ nữ, bộ môn đòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể và giúp cho người tập có được thân hình đáng mơ ước. Yoga là một bộ môn mang lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, giúp giải tỏa stress, phấn chấn và vui vẻ hơn đồng thời có ý nghĩa tâm linh sâu sắc.
Các trung tâm Yoga mở ngày một nhiều do nhu cầu học yoga cao Vậy mở phòng tập yoga. Vậy để trung tâm Yoga cần có những điều kiện, thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng HTDNV Group giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây
1. Căn cứ pháp lý
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 6 năm 2019.
- Thông tư số 11/2016/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh Yoga
a) Cơ sở vật chất
- Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt.
- Khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà không thấp hơn 2,7m.
- Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên.
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu.
- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Việc tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga ở ngoài trời phải tuân thủ quy định tại các điểm a, c, d, đ mục này.
b) Trang thiết bị
- Trang thiết bị tập luyện:
- Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;
- Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập;
- Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập.
- Trang thiết bị thi đấu:
- Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;
- Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải;
- Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu.
c) Mật độ hướng dẫn tập luyện
- Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm tối thiểu 2,5m2/01 người.
- Mỗi người hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học.
d) Nhân viên chuyên môn: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động.
3. Kinh doanh Yoga cần đăng ký kinh doanh những giấy tờ nào?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Về cơ bản doanh nghiệp bao gồm những loại hình sau: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần. Bên cạnh doanh nghiệp thì còn một loại hình nữa để kinh doanh là thành lập Hộ kinh doanh.
3.1 Đăng ký hộ kinh doanh.
- Bước 1: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
- Bước 2. Nộp hồ sơ
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Cách 2. Nộp online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
Tuy nhiên, không phải ở tỉnh nào khách hàng cũng có thể nộp hồ sơ theo cả 2 cách, ví dụ như ở Hà Nội, chỉ nhận nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách thức nộp hồ sơ phù hợp để tránh mất thời gian.
Bước 3. Kết quả
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Khi đó, hộ kinh doanh tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
3.2 Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin như sau:
a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
b) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
c) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
d) Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.
- Đối tượng đi nộp hồ sơ: với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.
e) Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nều như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
f) Các bước cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh
4. Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy
a) Hồ sơ chuẩn bị
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
- Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
- Phương án chữa cháy.
b) Cơ quan cấp
- Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.
c) Thời gian giải quyết
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
5. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Yoga
a) Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Văn bằng chứng chỉ huấn luyện viên chuyên môn
- Giấy phép đủ điều kiện PCCC
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao
b) Số lương: Mỗi file chuẩn bị 02 bản
c) Cơ quan cấp: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên, Doanh nghiệp mang hồ sơ trực tiếp đến Sở văn hóa thể thao Tỉnh/Thành phố nơi đang hoạt động kinh doanh để nộp hoặc có thể nộp oline trên cổng dịch vụ công https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/vi/ tiếp nhận và trả kết quả
d) Thời gian cấp phép: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan sẽ trực tiếp thẩm định cơ sở kinh doanh nếu trường hợp đạt thì sau 7 ngày làm việc sẽ có giấy phép, trường hợp cơ sở không đạt thì doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn và thẩm định lần 2 đến khi có kết quả.
a) Cơ quan cấp:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Văn hóa và Thể thao.
b) Thời gian: 07 ngày làm việc
c) Lệ phí Nhà Nước: 1.000.000đ
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Xin giấy phép kinh doanh Yoga". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Các bài viết liên quan:
Điều kiện để kinh doanh môn thể dục thẩm mỹ là gì? Trình tự hồ sơ, thủ tục trọn gói, giá rẻ 2024
Dịch vụ thành lập, điều kiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bóng rổ quy mô nhỏ uy tín, trọn gói
Dịch vụ thành lập, thủ tục cấp phép kinh doanh môn mô tô nước trên biển theo quy định mới nhất
Dịch vụ thành lập, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Patin uy tín, giá rẻ
Dịch vụ hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke trọn gói, giá rẻ
Thủ tục đăng ký kinh doanh hát với nhau quy mô nhỏ trọn gói, giá rẻ uy tín tại TP HCM và cả nước
Thủ tục mở hộ kinh doanh gas nhỏ lẻ, dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói uy tín trên cả nước