Thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng to lớn thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Do đó việc mở xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng và lợi nhuận lớn. Buôn bán đồ chơi trẻ em luôn được biết đến là ngành hàng tiền năng với nguồn lợi nhuận và nhu cầu cao. Vậy việc thành lập công ty cần những điều kiện, thủ tục và trình tự thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi qua bài viết dưới đây của HTDNV Group để nắm rõ trình tự các bước thực hiện nhé!
Cơ sở pháp lý |
- Luật doanh nghiệp 2020
- Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em
- Nghị định 01/2021 NĐ-CP
1. Đồ chơi trẻ em là gì? |
Theo quy định khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2011/TT-BGDDT thì đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế và sản xuất để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi. Đồ chơi trẻ em bao gồm đồ chơi trong lớp học, trong khu vực sân chơi, khu vui chơi ngoài trời trong phạm vi khuôn viên của nhà trường. Đối với đồ chơi trẻ em thì phải đáp ứng các điều kiện về quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, trừ những đồ chơi tự làm là đồ chơi do giáo viên, nhân viên chuyên trách, học sinh, phụ huynh tự làm để phục vụ việc giảng dạy, học tập và vui chơi của trẻ em nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho trẻ em.
2. Điều kiện thành lập công ty sản xuất đồ chơi trẻ em |
a) Điều kiện 1: Tính an toàn của đồ chơi
Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải đảm bảo an toàn khi sử dụng theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”.
b) Điều kiện 2: Tính giáo dục và tính thẩm mỹ của đồ chơi
- Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và quan hệ xã hội;
- Đồ chơi được trang bị, sử dụng trong nhà trường phải phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam; không mang tư tưởng bạo lực; phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và phát triển trí tuệ của trẻ em.
- Tuy nhiên hiện nay chỉ có trường học mới đưa ra các điều kiện đối với đồ chơi trẻ em được sử dụng trong nhà trường và gần như các đồ chơi trẻ em được bày bán hiện nay có rất nhiều đồ chơi kém chất lượng, không đảm bảo các điều kiện về an toàn, tính thẩm mỹ, tính giáo dục của đồ chơi. Do đó, đề đảm bảo an toàn cho trẻ em, Bộ khoa học Công nghệ đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em số QCVN 3:2019/BKHCN. Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em đều phải đảm bảo các tiêu chí của QCVN 3:2019/BKHCN thì mới được phép lưu hành trên thị trường.
3. Mã ngành nghề kinh doanh đồ chơi trẻ em |
Mã ngành nghề cần đăng ký khi hoạt động kinh doanh đồ chơi trẻ em:
- 4764 – Bán lẻ đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
- 3240 – Sản xuất đồ chơi, trò chơi trẻ em
4. Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ chơi trẻ em |
4.1 Hồ sơ thành lập công ty sản xuất đồ chơi trẻ em
a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
b) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
c) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
d) Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
e) Đối với công ty Hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
4.2 Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở chính của công ty.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thẩm định hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
4.3 Xin giấy phép kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh hoạt động thương mại: Cấp bởi Sở Công Thương tỉnh/thành phố.
- Giấy phép sản xuất đồ chơi trẻ em: Cấp bởi Bộ Công Thương.
4.4 Thủ tục sau khi có giấy phép
- Làm biển hiệu công ty và treo tại trụ sở chính
- Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản thuế điện tử.
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài cho Cơ quan thuế quản lý.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế.
- Đăng ký bảo hiểm cho nhân viên công ty.
>> Xem thêm: Dịch vụ hồ sơ thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ trên cả nước
5. Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy |
a) Hồ sơ chuẩn bị
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
- Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
- Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
- Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
- Phương án chữa cháy.
b) Cơ quan cấp
- Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC;
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền.
c) Thời gian giải quyết
Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC từ 5 - 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trong trường hợp không cấp phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép PCCC có hiệu lực trong 3 năm, kể từ ngày cấp. Vì vậy doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý thời gian làm lại thủ tục xin cấp giấy phép mới để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty phòng cháy chữa cháy6. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đồ chơi cho trẻ em |
a) Thành phần hồ sơ bao gồm
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Ủy quyền cho đại diện HTDNV nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
b) Thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
- Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng;
- Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng;
- Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng;
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng.
Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ chơi trẻ em". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:
👉 Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
👉 Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
👉 Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.
👉 Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
👉 Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành
👉 Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Bài viết liên quan:
- Để kinh doanh khu vui chơi trẻ em thì cần những loại giấy phép gì? Điều kiện, hồ sơ thủ tục cấp trọn gói, giá rẻ
- Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất game, kinh doanh game online trên mạng theo quy định mới nhất
- Tự tạo phần mềm chơi game online có cần đăng ký kinh doanh, xin giấy phép gì không
- Kinh doanh quán cà phê có cần bảo hộ nhãn hiệu hay không? Dịch vụ hồ sơ, thủ tục bảo hộ nhãn hiệu quán cà phê trọn gói 2024
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần chuẩn bị những gì, hồ sơ đăng ký như nào?
- Quy định về toán hộ kinh doanh theo phương pháp kê khai. Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện
- Dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp, bảng giá dịch vụ kế toán thuế trọn gói