Căn cứ pháp lý
Nghị định 10/2020 NĐ CP
1. Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Có thể hiểu đơn giản, giấy phép kinh doanh vận tải là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải.
Để cho các doanh nghiệp này đi vào kinh doanh một cách hợp pháp và đáp ứng mọi điều kiện theo quy định của pháp luật. Hiện nay, các lĩnh vực bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
2. Điều kiện kinh doanh vận tải
Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách |
|
|
|
Người điều hành kinh doanh vận tải phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chuyên ngành vận tải và tham gia công tác quản lý vận tải tại các công ty, hợp tác xã vận tải ít nhất 03 năm |
3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải
Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải
Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)
4. Nơi nộp hồ sơ
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
5. Thời gian giải quyết
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
6. Lệ phí Nhà nước
Do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)
Mẫu giấy phép Kinh doanh vận tải bằng Ô Tô
7. Mức xử phạt Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
Từ 07 - 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân
Từ 14 - 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.
Như vậy, chỉ cần phát sinh một trong những hoạt động kinh doanh vận tải, cá nhân tổ chức có thể phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định.
8. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI CỦA HTDNV GROUP
Hành Trình Doanh Nghiệp Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý, sau đây là một số dịch vụ pháp lý Hành Trình Doanh Nghiệp hỗ trợ cho Quý khách hàng.
DỊCH VỤ PHÁP LÝ KHÁC | |
qĐầu tư nước ngoài | qVisa nhập cảnh |
qThành lập DN 100% vốn Việt Nam | qGiấy phép lao động |
qThay đổi nội dung trên GPKD | qThẻ tạm trú |
qChứng nhận đầu tư | qMiễn thị thực |
qĐiều chỉnh nội dung qtrên Giấy chứng nhận Đầu tư | qĐổi GPLX cho người qnước ngoài |
qĐầu tư nước ngoài | qDịch vụ Kế toán - Kiểm toán |
qThành lập DN 100% vốn q Việt Nam | qBáo cáo tài chính |
qCông bố sản phẩm | qBáo cáo thuế Doanh nghiệp |
qChứng nhận ATTP | qBảo hiểm xã hội |
qGiấy phép lữ hành | qDịch vụ kế toán tổng hợp |
qGiấy phép vận tải | qPhần mềm Kế toán |
qHộ kinh doanh cá thể | qChữ ký số |
qCông bố sản phẩm | qHoá đơn điện tử |
qChứng nhận ATTP | qHợp đồng điện tử |
qThiết bị máy POS | qPhần mềm quản lý Doanh nghiệp |