• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

HTDNV Group tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ NỘP BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI, BÁO CÁO FDI bao gồm:

  • Báo cáo hoạt động đầu tư
  • Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
  • Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng
  • Báo cáo tài chính
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động

►►►Với đội ngũ giàu kinh nghiệm của HTDNV Group, bạn sẽ được hỗ trợ từ A-Z trong việc thực hiện soạn, nộp báo cáo cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và nhanh chóng và giúp cho doanh nghiệp được hoạt động đúng pháp luật mà không lo lắng về các thủ tục phức tạp.

Các chế độ báo cáo định kỳ bắt buộc của công ty có vốn nước ngoài là nghĩa vụ bắt buộc mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ phải thực hiện. Các chế độ báo cáo đầu tư là phương thức để cơ quan quản lý đầu tư quản lý chặt chẽ đối với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế không phải các công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam đều biết được những loại báo cáo đầu tư định kỳ nào bắt buộc phải nộp và thực hiện nó một cách đầy đủ.

Trong bài viết này, HTDNV GROUP sẽ cung cấp cho quý khách hàng toàn bộ những báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Sau đây gọi tắt là “IRC”) phải thực hiện định kỳ theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn liên quan.

1. Đối tượng phải thực hiện các loại báo cáo đầu tư định kỳ

1.1 Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư được góp vốn bởi nhà đầu tư thuộc trường hợp phải xin IRC khi đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Cụ thể:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Tổ chức kinh tế có tổ chức kinh tế khác là thành viên mà tổ chức kinh tế này, có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

1.2 Các tổ chức thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp xin cấp Giấy chứng nhận chứng nhận đăng ký đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Các công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau khi nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (hay nói chung là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà không có IRC) không thuộc đối tượng phải thực hiện các loại báo cáo đầu tư đề cập trong bài viết này.

2. Các loại báo cáo phải thực hiện

Cụ thể, sau khi được cấp IRC, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện những chế độ báo cáo định kỳ sau đây:

2.1 Thứ nhất, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

a) Định kỳ hằng quý (03 tháng/lần)

  • Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư quý
  • Nội dung báo cáo: Vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  • Thời điểm nộp: Trước ngày 10 của tháng đầu quý sau Quý báo cáo
  • Nơi nộp báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn
  • Hình thức nộp: Nộp trực tuyến (online) thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (fdi.gov.vn)

b) Định kỳ hằng năm

  • Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư năm
  • Nội dung báo cáo: Vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  • Thời điểm nộp: Trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo
  • Nơi nộp báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn
  • Hình thức nộp: Nộp trực tuyến (online) thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (fdi.gov.vn)

2.2 Thứ hai, báo cáo giám sát đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư

a) Định kỳ 06 đầu năm

  • Tên báo cáo: Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư; Báo cáo giám sát, đánh giá trong giai đoạn khai thác, vận hành
  • Nội dung báo cáo: Vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động, đáp ứng các yêu cầu quy định tại IRC,…
  • Thời điểm nộp: Sau đó nộp báo cáo trực tiếp trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo
  • Nơi nộp báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Hình thức nộp: Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư. Trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chưa triển khai Hệ thống thì công ty thực hiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận của Cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

b) Định kỳ hằng năm

  • Tên báo cáo: Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư; Báo cáo giám sát, đánh giá trong giai đoạn khai thác, vận hành
  • Nội dung báo cáo: Vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động, đáp ứng các yêu cầu quy định tại IRC,…
  • Thời điểm nộp: báo cáo trực tiếp trước ngày 10 tháng 02 năm sau năm báo cáo
  • Nơi nộp báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Hình thức nộp: Nộp trực tuyến tại Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư. Trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư chưa triển khai Hệ thống thì công ty thực hiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận của Cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp FDI không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định

3.1 Xử lý vi phạm trong báo cáo hoạt động đầu tư

Căn cứ điểm a, b khoản 2 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP công ty FDI có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
  • Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư.

3.2 Xử lý vi phạm trong báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP công ty FDI có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi:

  • Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung;
  • Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định .

3.3 Xử lý vi phạm trong báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 70 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ điểm đ, e khoản 1 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP và điểm e, g khoản 2 Điều 43 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp FDI có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ nếu không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp hoặc không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

3.4 Xử lý vi phạm trong báo cáo tài chính

Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, công ty FDI có hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính có thể bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

3.5 Xử lý vi phạm trong báo cáo tình hình sử dụng lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 6 và điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với trường hợp công ty FDI không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

4. Dịch vụ cung cấp về thủ tục xin các loại giấy phép tại HTDNV Group

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp, dịch vụ về giấy phép đầu tư trong đó có thủ tục gia hạn thời hạn góp vốn đầu tư được HTDNV Group hỗ trợ thủ tục một cách nhanh chóng và đơn giản. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi:

Đại diện cho doanh nghiệp tiến hành các thủ tục gia hạn tại cơ quan đăng ký đầu tư;

Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thay đổi phù hợp với yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật về đầu tư;

Hoàn thiện hồ sơ cho quý khách hàng;

Giải trình với cơ quan cấp phép đầu tư, nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và trao lại tận tay cho quý khách hàng;

Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;

Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư tại Việt Nam.

Toàn bộ bài viết về gia hạn vốn góp đầu tư. "HTDNV Group có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi và liên hệ với đội ngũ Hành Trình Doanh Nghiệp Việt của chúng tôi thông qua website: www.htdnv.vn ".

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế định kỳ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà còn tốn nhiều thời gian và công sức. Vì thế chúng tôi luôn có đội ngũ hỗ trợ "Kê khai báo cáo thuế" với chi phí chỉ từ 500.000đ cho Quý doanh nghiệp vừa mới thành lập.

►►► Dịch vụ kế toán thuế tại HTDNV Group

HTDNV Group tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thuế trọn gói cho doanh nghiệp, bao gồm:

Kê khai và nộp tờ khai thuế: Hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các loại thuế khác theo quy định.

Quyết toán thuế: Thực hiện quyết toán thuế cuối năm, đảm bảo số liệu chính xác, hợp lệ và giảm thiểu rủi ro bị truy thu hoặc phạt do sai sót.

Tư vấn và tối ưu thuế: Đưa ra giải pháp tối ưu chi phí thuế hợp pháp, giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính.

Đại diện làm việc với cơ quan thuế: Giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế nếu có.

►►► Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, HTDNV Group giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về thuế mà không lo lắng về các thủ tục phức tạp.

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Dịch vụ báo cáo FDI cần thực hiện các các loại báo cáo gì?". Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp HTDNV GROUP để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉

Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉

Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉

Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉

Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉

Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉

Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

 


Bài viết liên quan:

 
social