• Mail: htdnv247@gmail.com
  • 0909 206 247 - 089 883 5656

THỦ TỤC MỞ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

Cuộc sống công việc bận rộn, nhu cầu của các bậc phụ huynh đưa con em đi học ở các trường mầm non ngày càng đông. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhiều lợi nhuận này nên có nhiều đơn vị tiến hành thủ tục thành lập trường mầm non tư thục, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ…v..v…. Tuy nhiên điều kiện, hồ sơ xin cấp phép thành lập trường mầm non bạn cần phải tìm hiểu các điều kiện và hồ sơ thủ tục. Vậy những điều kiện thành lập trường mầm non là gì? Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mầm non ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của HTDNV Group để giải đáp hết những thắc mắc trên nhé!

 

1. Trường mầm non tư thục là gì?

Trường mầm non tư thục (còn được gọi là nhà trường hay nhà trẻ tư thục) là loại hình giáo dục mầm non do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, không sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (theo Điều 2 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT).

Đây là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên), có con dấu, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản riêng.

2. Điều kiện mở trường mầm non tư thục, mở nhà trẻ tư thục

Mở trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục (hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non tư thục) đều thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, được ghi nhận trong danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, về cơ bản, muốn làm nhà trẻ, mở lớp giữ trẻ tư thục, trường mầm non tư thục, bạn cần đáp ứng đúng và đủ 2 điều kiện cơ bản sau:

2.1 Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục

Để thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục, bạn cần có đề án thành lập trường và đề án này phải:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Xác định rõ các yếu tố sau:

  • Tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính;
  • Hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường;
  • Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;
  • Đất đai, thiết bị, cơ sở vật chất và địa điểm dự kiến xây dựng trường.

2.2 Điều kiện để được hoạt động giáo dục của nhà trẻ - trường mầm non tư thục

Đây là điều kiện mà bạn cần đáp ứng sau khi được cấp giấy phép thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non, nhà trẻ tư thục.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trường mầm non tư thục được phép hoạt động giáo dục nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục và nhà trẻ tư thục;
  • Đã được Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
  • Sở hữu đất đai, trường sở cũng như các thiết bị và cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các yêu cầu giáo dục cũng như duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
  • Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục phải đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục;
  • Nguồn lực tài chính đạt mức quy định, có thể đảm bảo khả năng duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
3. Hồ sơ, thủ tục mở trường mầm non tư thục, mở nhà trẻ tư thục

Bước 1: Đăng ký thành lập trường mầm non;

Bước 2: Đăng ký hoạt động kinh doanh trường mầm non tư thục (xin giấy phép con).

3.1 Bước 1: Thủ tục đăng ký thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục

a) Chuẩn bị hồ sơ

Bước 1: Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (đối với trường hợp Công ty TNHH và Công ty Cổ phần);
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là cá nhân:
  • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu
  • Đối với chủ sở hữu/thành viên/cổ đông là tổ chức:
  • Bản sao y Giấy phép thành lập/Quyết định thành lập;
  • Quyết định cử người đại diện theo ủy quyền;
  • Bản sao y CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

Bước 2: Đăng ký con dấu

Bước 3: Thực hiện những nghĩa vụ sau khi có Giấy phép

Bước 4: Xin phép thành lập trường mầm non tư thục

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, chi tiết bộ hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục;
  • Đề án thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục (*).

(*): Nêu rõ thông tin số vốn doanh nghiệp dự kiến sử dụng để thực hiện kế hoạch và đảm bảo hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo. Đồng thời, có thuyết minh rõ ràng về tính hợp pháp, khả thi của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục trong từng giai đoạn.

Lưu ý:

Mã ngành đăng ký thành lập trường mầm non, nhà trẻ tư thục: 

8511 - Giáo dục nhà trẻ

8512 - Giáo dục mẫu giáo

b) Nơi tiếp nhận và hình thức gửi hồ sơ

Ủy ban nhân dân cấp huyện là nơi tiếp nhận hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục. Bạn có thể lựa chọn gửi hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc qua bưu điện. 

c) Quy trình xử lý hồ sơ

Đối với việc thẩm định điều kiện thành lập trường mầm non tư thục:

  • Trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non, nhà trẻ tư thục;
  • Trong vòng 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì và phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan để đưa ra ý kiến thẩm định và trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối với việc ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập: Trong vòng 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được văn bản ý kiến thẩm định của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng chuyên môn có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ:

  • Ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  • Gửi văn bản trả lời có nêu rõ lý do nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Lưu ý:

Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập sẽ bị hủy bỏ nếu sau 2 năm, kể từ ngày quyết định chính thức có hiệu lực mà trường mầm non, nhà trẻ tư thục không được cấp giấy phép hoạt động giáo dục.

3.2 Bước 2: Thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh trường mầm non, nhà trẻ tư thục

Sau khi được thành lập, để có thể hoạt động giáo dục, bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

a) Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin phép hoạt động giáo dục cho trường mầm non, nhà trẻ tư thục gồm:

  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục, nhà trẻ tư thục;
  • Chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính/được cấp từ sổ gốc/bản sao kèm theo bản chính quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập (kết quả nhận được từ bước 1);
  • Danh mục số lượng phòng làm việc, phòng học, thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện theo quy định;
  • Danh sách các cán bộ giữ chức vụ chủ chốt, bao gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên (*);
  • Hợp đồng làm việc đã được ký kết giữa trường mầm non, nhà trẻ tư thục với từng giáo viên, cán bộ quản lý;
  • Các văn bản pháp lý:
  • Xác nhận quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê trụ sở trong thời hạn tối thiểu 5 năm;
  • Xác nhận số tiền hiện có của trường mầm non, nhà trẻ tư thục, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sử dụng đúng quy định khi được cấp phép hoạt động giáo dục;
  • Phương án huy động, cân đối vốn để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của cơ sở trong 5 năm tiếp theo, kể từ khi được tuyển sinh.

(*) Ghi rõ trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc trực tiếp giảng dạy.

b) Nơi tiếp nhận và hình thức gửi hồ sơ

Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ, bạn tiến hành gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.

c) Quy trình xử lý hồ sơ

Đối với việc thẩm định hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành tổ chức thẩm định chúng:

  • Nếu hồ sơ đúng quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo thông báo thẩm định thực tế tại trường mầm non, nhà trẻ tư thục;
  • Nếu hồ sơ chưa đúng quy định: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi văn bản thông báo những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Khoảng 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp tổ chức thẩm định thực tế với các phòng chuyên môn có liên quan.

Đối với việc ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục, trong thời hạn 5 ngày làm việc:

  • Nếu trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục;
  • Nếu trường mầm non, nhà trẻ không đáp ứng các điều kiện theo quy định: Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do.

Trên đây là những nội dung cơ bản về "Thủ tục mở trường mầm non tư thục"Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp  HTDNV GROUP  để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, chúng tôi – HTDNV GROUP xin cam kết:

👉

Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.

👉

Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.

👉

Đảm bảo thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, đúng hẹn.

👉

Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.

👉

Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành

👉

Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

 


Bài viết liên quan:

social